- Theo Nhịp Sống Việt | 22/03/2020 08:19 PM
Để có thể điều trị cứu sống bệnh nhân trong vụ dịch nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố, nếu kể ra đây chắc cả một list. Nhưng sơ sơ thế này, nó bao gốm tình trạng bệnh nhân nặng hay nhẹ, có đầy đủ nhân lực có trình độ và trang thiết bị để đáp ứng hay không....
Virus SARS-Cov-2 gây ra bệnh Covid-19 là một loại virus có tốc độ lây lan nhanh hơn sự chuẩn bị về cơ sở vật chất. Thông thường trong bệnh viện có một khoa gọi là ICU (khoa Hồi sức tích cực hoặc Hồi sức cấp cứu) chuyên tiếp nhận những ca nặng có nguy cơ chết cần điều trị hỗ trợ các chứng năng sống như tuần hoàn hô hấp... và luôn luôn trong tình trạng quá tải
Mỗi một đơn vị ICU đều có một cơ số cụ thể về giường bệnh và trang thiết bị điều trị. Ví dụ là 100 giường và 100 cái máy thở. Trong 100 giường sẽ có những người suy tim, người tai biến não, người suy hô hấp, đái tháo đường....
Bệnh nhân qua đời vì Covid - 19 do quá tải y tế
Tất cả các bệnh nhân đều có nguy cơ phải dùng đến máy thở hoặc đang phải dùng máy thở. Ngoài trang thiết bị còn phải có đội ngũ nhân viên y tế chuyên khoa và họ phải làm việc thay phiên nhau theo ca để đảm bảo sức khỏe và làm các công việc khác.
Nếu số người nhiễm Covid-19 tăng đột biến nhiều hơn số giường còn thừa, thì đây là một thảm hoạ. Đơn vị ICU sẽ không đủ giường để tiếp nhận và số bệnh nhân này có nguy cơ phải chết. Đã là bệnh nhân thì đều đáng được cứu chữa và không phân biệt ai. Lúc này các nhà quản lý sẽ phải gấp rút tạo thêm phòng bệnh và mua thêm trang thiết bị y tế.
Để đối phó với tình trạng thiếu nhân lực thì sẽ phải điều các bác sĩ khoa khác sang làm việc với các khóa tập huấn ngắn hạn về ICU để chi viện vì làm gì có ai đủ sức làm việc trong môi trường đó mà không ngủ nghỉ. Lúc này bệnh nhân sẽ phải đối mặt với tình trạng điều trị của các nhân viên không chuyên về ICU, đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ tử vong.
Nếu như đầy đủ trang thiết bị đầy đủ nhân lực thì tỷ lệ cứu sống bệnh nhân sẽ cao hơn. Vậy làm thế nào để đạt được tình trạng cân bằng này. Đương nhiên có nhiều cách như mua thêm, xây thêm nhưng không thể kịp để có thể ứng phó với tốc độ lây lan trong tình trạng các nước cùng phong tỏa để quản lý công dân của mình.
Đến 21/3, trên toàn thế giới các ca mắc Covid - 19 vẫn tiếp tục tăng cao đặc biệt ở Châu Âu. Trung Quốc là nước virus SARS -CoV-2 xuất hiện. Nước nay có 81.008 ca mắc và 3.255 trường hợp tử vong từng là vùng dịch nhưng trong ngày qua Trung Quốc chỉ ghi nhân 41 trường hợp mắc Covid - 19. Trong khi đó, Italya với 47.021 ca mắc Covid-19 và 4.032 người tử vong. Riêng ngày 20/3 nước này ghi nhận 5.986 ca mắc mới, 627 ca tử vong vì dịch này.
Việc làm chậm tốc độ lây lan là việc làm rất quan trọng để giảm gánh nặng do quá tải y tế gây ra. Giả sử có 50 người cần máy thở trong 14 ngày thì trong 14 ngày đó đừng xuất hiện thêm 50 người nữa vào viện.
Đợi 50 người đang thở máy khỏi bệnh sẽ tiếp nhận thêm 50 người có nhu cầu. Nếu cứ duy trì được đều đặn cho đến hết dịch thì tỷ lệ tử vong sẽ giảm. Vào ồ ạt quá còn lây chéo cho những bệnh nhân đang thở máy khác mà không nhiễm Covid-19.
Độc lực virus là một chuyện nhưng sự quá tải y tế góp phần lớn dẫn tới tỷ lệ tử vong tăng cao trên nhóm người già và có bệnh nền.
Tự cách ly chính là cách làm giảm tốc độ lây lan vì những người có triệu chứng nhẹ thông thường là tự khỏi và cũng không lây lan sang nhóm người già có nguy cơ tử vong cao. Những người cảm thấy tiến triển nặng hơn lúc này sẽ báo cho cơ quan y tế đến đón chứ không tự mình đi đến bệnh viện vì có nguy cơ reo rắc mầm bệnh trong hành trình của mình đến viện.