- Theo Helino | 11/05/2018 09:50 AM
10. Sự thật về chiếc đĩa đen PSOne
Một trong những tính năng đáng chú ý nhất của PlayStation có thể được tìm thấy trong các đĩa cứng màu đen, trông rất khác biệt so với các đĩa CD đã quá quen tại thời điểm đó. Những tưởng điều này liên quan đến một tính năng đặc biệt nào đó nhưng không, lớp sơn màu đen được phủ lên chúng chỉ vì một lý do duy nhất: màu đen mát mắt hơn.
11. Sixaxis được thêm vào ngay gần kề ngày ra mắt PS3
Công nghệ Sixaxis được đưa vào PS3 chỉ vài tuần trước khi ra mắt công chúng vào E3 2006. Theo như lời giám đốc điều hành PlayStation hiện tại là Shuhei Yoshida, nhóm phần cứng đã nói rằng một bộ điều khiển đã được thực hiện và họ cần một bản demo để sẵn sàng cho cuộc họp báo E3, ASAP. Vì vậy, nếu bạn nghĩ rằng bản demo Warhawk tại cuộc họp báo năm đó quá vội vàng và thiếu hoàn thiện thì bạn đã hiểu nguyên do tại sao rồi đó.
12. Phiên bản gốc của Final Fantasy VII
Câu chuyện nổi tiếng về Cloud, Sephiroth và "cô nàng đã chết" có thể đã khắc sâu trong tâm trí người chơi những năm 90 của thế kỉ trước, nhưng đạo diễn của Final Fantasy là Hironobu Sakaguchi đã dự định về phần VII như một câu chuyện trinh thám với sự tham gia của một chú gấu trúc tên Joe. Cuối cùng FFVII đã ra mắt với một phiên bản hoàn toàn khác, có chăng chút dấu vết còn sót lại về ý tưởng ban đầu của Sakaguchi chỉ được tìm thấy trong phần mở đầu của Midgar, nơi thành phố bị thổi bay và một nhóm người đang trốn chạy.
13. Net Yaroze của Sony đã định hướng việc phát triển độc lập từ cuối những năm 90
Trong năm 2013, có vẻ như ai cũng muốn phát triển tựa game độc lập cho riêng mình, nhưng vào những năm 90 thì việc này chắc chắn là không thể. Sony đã cố gắng tiếp cận với các nhà phát triển thông qua hệ thống Net Yaroze, một bản PlayStation màu đen trị giá 750 đô đã được phát hành năm 1997 cho phép giao tiếp với máy tính của người dùng. Không nghi ngờ gì, Yaroze đã có sự ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ các nhà phát triển.
14. Ken Kutaragi ghét Crash Bandicoot
Cha đẻ của thương hiệu PlayStation đã nảy sinh một vấn đề nghiêm trọng với Crash Bandicoot trên vai trò gương mặt đại diện của Sony giữa những năm 90. Sony tự định vị bản thân như ngôi nhà cho những game thủ tuổi teen sắc bén, trong khi hình ảnh của Crash lại giống như một nhân vật ngây ngô ngờ nghệch, mâu thuẫn với thông điệp của công ty. Khi so sánh Crash với Naughty Dog, Kutaragi đã không thể ngừng than vãn. Sau cùng, Crash đã phai mờ và Naughty Dog trở thành hình ảnh đại diện mới của Sony vào năm 2001.
15. Toro - Linh vật của PlayStation Nhật Bản
Trong khi Sony gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một linh vật tại Mỹ, thì SCEJ đã phát hiện ra Toro, một con mèo nhỏ màu trắng xuất hiện lần đầu trong bản phát hành PlayStation 1999 của Nhật – Doko Demo Issho, một ứng viên cho vị trí linh vật tại thị trường Nhật Bản. Kể từ đó, Toro (và người bạn mèo đen của mình, Kuro) đã xuất hiện trong một số tựa game PlayStation ra mắt tại Nhật.
16. Chiến dịch marketing PlayStation kỳ quặc thuở ban đầu
Người dùng càng quen dần với sự oái oăm theo vô số cách thức của quảng cáo, chúng lại càng phát triển mạnh mẽ hơn. Các slogan của PlayStation như EnoS Lives ("Sony lives") và URnote ("Bạn không phải là RED E") chứa đầy hình ảnh những thước phim về cổ phiếu, phông chữ thì lảo đảo và rất ít hình ảnh game thực tế. Nhưng lũ trẻ luôn tỏ ra hào hứng với những điều bí ẩn và nhắc đến chúng trong các cuộc thảo luận không có điểm dừng ở trường học. Rõ ràng cách thức marketing kì cục này cũng đạt được hiệu quả nhất định.
17. Ngày Kaz Hirai tiếp quản Sony
Người đứng đầu Sony vừa từ nhiệm, Kazuo Hirai đã từng là người dẫn dắt bộ phận PlayStation đi đến thành công trước khi đảm nhiệm cương vị hiện tại. Khi Kaz rời khỏi vị trí của mình năm 2012, Shuhei đã tặng ông phiên bản hiếm hoi nhất của PS3: một model màu đỏ và trắng không bao giờ được bày bán tại bất cứ đâu. Điều này chắc chắn sẽ biến phiên bản này trở thành phiên bản đắt giá và đáng mơ ước nhất của bất kì fan PlayStation nào.
18. Một số game ra mắt tại Mỹ được hỗ trợ cho PocketStation phiên bản Nhật
Sự ham mê đối với Tamagochi hay thú ảo những năm cuối thập niên 90 đã buộc nhiều nhà phát triển không thể đứng ngoài xu hướng. Sony đã nhảy vào cuộc đua này bằng cách phát triển PocketStation, cung cấp cùng một thẻ nhớ có thể đáp ứng chức năng minigame của Sega. Thiết bị này đã được phát hành tại thị trường Mỹ, cả Final Fantasy VIII và Saga Frontier 2 đều được chuyển sang quá muộn để có thể loại bỏ PocketStation. Hẳn các game thủ Mỹ đã rất bối rối thắc mắc vì sao một sản phẩm tuyệt vời như thế này không có mặt trên đất nước họ.
Trên đây là những mốc sự kiện lớn chúng ta có thể điểm lại cho đến thời điểm này. Sự phát triển của Sony chắc chắn còn mang đến nhiều điều thú vị khác, hãy cùng chờ đón trong tương lai.