Vài năm trước, cây viết Kieron Gillen từng gay gắt khẳng định rằng các thể loại của game gây ra nhiều sự gò bó trong quá trình phát triển. Nếu chịu ngồi lại để nhận định thật kĩ lại những nhãn phân loại được dán trên những tựa game được phát triển, đồng thời phân tích hưởng ứng của giới game thủ với tác phẩm đó, bạn sẽ có được cái nhìn khái quát hơn về vấn đề này. Thế nhưng, trái với nhận định của Gillen, các tựa game ngày càng đi theo xu hướng pha trộn các dòng khác nhau.
Để giúp bạn tiện lợi hơn khi thưởng thức một bộ phim, nhà sản xuất luôn cẩn thận nêu rõ cho bạn biết thể loại phim tập trung vào những yếu tố nào. Tương tự, đối với một trò chơi, game thủ cũng mong muốn điều đó. Không chỉ để giúp họ dễ dàng tìm kiếm ra những trò chơi mới hợp khẩu vị, mà còn cho phép những nhà sưu tập rinh về kho những kiệt tác đáng nhớ.
Ngày trước, sự ra đời của Deus Ex đánh dấu một bước ngoặt khá lớn trong sự thay đổi nhận định của giới chơi game. Bởi đây là một trò chơi rất ăn khách. Tuy nhiên, điều gây bối rối cho nhiều game thủ nằm ở chỗ, liệu đây là game bắn súng (FPS) hay là game nhập vai (RPG)? Đáng nói là ngày nay, ngay cả những trò chơi chiến thuật, biên giới khác biệt giữa RTS và TBS cũng đang bị xóa mờ dần.
Đứng về phía các nhà phát triển, đây là điều mà họ luôn phải cân nhắc kĩ lưỡng trước khi bắt tay vào dự án mới. Nếu các nhà thiết kế game quyết định họ sẽ làm một trò chơi bắn súng, không thế lực tối cao nào có thể cản trở họ thực hiện điều này. Tuy nhiên, giả sử nếu thêm vào tựa game FPS ấy những yếu tố như phát triển kĩ năng đối thoại giữa nhân vật, hay cho phép chọn lựa các hướng chơi khác nhau thì sao? Có thể trò chơi sẽ trở nên hấp dẫn hơn chăng?
Phía đứng về quan điểm bảo thủ sẽ tuyên bố một cách lạnh lùng “không bao giờ”. Đây là một bức tường rào lớn về mặt quan điểm. Không chỉ giới hạn sự sáng tạo, mà nó còn như một nhà tù vô hình giam lỏng ý tưởng của các nhà thiết kế. Điển hình để minh họa như Puzzle Quest. Sự kết hợp độc đáo giữa các trò chơi “match-3” cùng thể loại nhập vai đã bất ngờ thu được một kết quả đáng kinh ngạc. Vậy, pha trộn các thể loại lại với nhau không hẳn là một điều tồi tệ như nhiều game thủ quan niệm.
Yếu tố thứ hai chính là ý kiến phản hồi của giới game thủ. Đối với những người chơi lâu năm, quan điểm của họ rất cứng nhắc. Chẳng hạn như một tựa game kinh dị thì không đời nào chấp nhận được việc thêm vào đó các yếu tố hài hước lãng mạn. Họ luôn đổ lỗi cho hệ máy consoles đã làm giảm đi sự sâu sắc về nội dung của trò chơi.
Nhưng nếu bối cảnh của Modern Warfare bản tiếp theo bị thay đổi một cách choáng ngợp, đưa các tay súng lên mặt trăng, hay như Creative Assembly mang các yếu tố của FPS vào các tác phẩm Total War, chắc chắn cả hai sẽ bị nhận những phản đối quyết liệt.
Sự thật thì các nhãn hiệu thể loại vẫn không thể diễn tả hết được ý tưởng mà các nhà thiết kế game muốn thể hiện, nên họ đành phải dán lên tựa game của mình các nhãn hàng quen thuộc như: RPG, RTS, FPS, MMO, mô phỏng, thể thao, phiêu lưu, giải đố. Chứ không thì rất khó để giới thiệu với người chơi.
Khi thực hiện việc pha trộn, tựa game đứng trước nguy cơ bị các game thủ từ chối không đón nhận rất cao. Sẽ luôn là lựa chọn an toàn, nếu các hãng làm game sản xuất các tác phẩm nhái theo Call of Duty, bởi ai cũng biết đến danh tiếng của thể loại. Ngược lại, cũng như những đứa trẻ không bao giờ chịu ăn những món mới, người chơi sẽ rất dè dặt khi mua một game có thể loại mà họ chưa từng biết.
Điều quan trọng ở đây là hãy tập cách đón nhận sự không rõ ràng này, khi đó, các tựa game sẽ có vô số những yếu tố khác nhau cho bạn thưởng thức mà không sợ bị bó buộc. Và trong tương lai… bạn sẽ có câu trả lời cho quyết định chính xác của mình.
(Tổng hợp)