Thương vụ Marvel
Năm 1994, Capcom bắt tay cùng Marvel trong thương vụ đầu tiên mang tên X-Men: Mutant Apocalypse, một tựa game 2D hành động quen thuộc trên nền SNES. Sau đó, nhà sản xuất game thay đổi chiến lược sang dòng game đối kháng với tựa X-Men: Children of the Atom.
Một thời gian sau, Capcom nảy ra ý định kết hợp nó cùng một nhãn hiệu khác trong tay mình để tạo ra một sản phẩm mang tính đột phá, và thế là
X-Men vs. Street Fighter ra đời trên nền hệ máy chơi game arcade đầu tiên vào năm 1996. Thành công bước đầu của nó đã thôi thúc Capcom tiếp tục cho ra lò
những sản phẩm "lai tạo" kế tiếp như
Marvel Super Heroes vs. Street Fighter hay
Marvel vs. Capcom: Clash of Super Heroes.
Resident Evil
Năm 1994 cũng là thời điểm nhà sản xuất game Nhật Bản bắt đầu một dự án game tham vọng khác mang tên
Resident Evil. Đây thực sự là một siêu phẩm game hành động bắn súng kinh dị và được đánh giá rất cao vào thời điểm đó.
Với chiến lược bán hàng và marketing đúng đắn, cộng thêm sự kết hợp với nền máy console đầu tay của Sony, không quá ngạc nhiên khi nhãn hiệu này không chỉ gây dựng được thành công nhất thời mà trong suốt thời gian sau đó và cho đến tận ngày hôm nay, nó vẫn là một tên tuổi lớn mà bất kì ai cũng phải ngả mũ kính phục.
Thành công với hệ máy Xbox
Trải qua nhiều năm gây dựng và phát triển, Capcom cũng đã từng bắt tay với nhiều đối tác cũng như cho ra lò nhiều sản phẩm trên những hệ máy chơi game khác nhau như PS2, Wii, PS3... Tuy nhiên, đối tác họ quan tâm đặc biệt lại là Microsoft với hệ máy hệ máy home console Xbox.
Thực tế cho thấy rằng quyết định của họ là vô cùng chính xác khi 2 cái tên
Dead Rising và
Lost Planet vẫn đang đứng đầu bảng doanh thu và tất nhiên, chúng ta vẫn sẽ tiếp tục chờ đợi những thành công trong tương lai với những phiên bản tiếp sau.
Và những cái tên đã làm nên thương hiệu
Yoshinori Ono, một cái tên chắc hẳn rất quen thuộc nếu như các bạn đã từng say mê những tựa game của Capcom như Street Fighter, Mega Man, Devil May Cry, Chaos Legion…..Có vẻ như dự án nào của Capcom có ông tham gia cũng đều đạt được những thành công đáng ngưỡng mộ.
Trong kỉ nguyên ngành công nghiệp game phát triển bùng nổ với những tựa game bom tấn sử dụng những kĩ thuật tiên tiến, Ono và những đồng nghiệp của ông vẫn trung thành đi theo con đường đã đưa Capcom đến với thành công ngày hôm nay, đó là những sản phẩm game “cổ điển” nhưng không kém phần chất lượng, thậm chí đôi khi đó là những tựa game được làm hoàn toàn trên nền 2D.
Nếu kể ra có danh hiệu dành cho nhà sản xuất game nào có thể “tận dụng” triệt để những sản phẩm trong tay mình thì có lẽ danh hiệu đó cũng chẳng quá xa tầm với của Capcom. Mega Man vẫn tiếp tục phiêu lưu cùng người chơi với phiên bản Mega Man 9 sản xuất năm 2008, tử thần Dante sẽ tiếp tục ở lại với phiên bản DMC sắp ra lò, và cũng đừng quên rằng những chiến binh đường phố sẽ tái ngộ trong Street Fighter X Tekken trong thời gian tới. Chắc chắn rằng vẫn sẽ còn có nhiều, nhiều hơn nữa những tựa game đã, đang và sẽ tiếp tục làm say lòng game thủ trên toàn thế giới.
Những bước đi tiếp theo của Capcom trong tương lai sẽ ra sao? Không ai biết trước được điều đó nhưng có lẽ đó vẫn sẽ là những bước đi đầy chắc chắn, cuốn hút và đầy sáng tạo.