Tản mạn CS:GO và câu chuyện món đồ ảo vài chục triệu Đồng

HakieS  - Theo Trí Thức Trẻ | 24/09/2015 0:00 AM

So sánh với những món đồ trong nhiều game online thì vài triệu đến vài chục triệu Đồng không phải lớn, thế nhưng nó là thứ giúp cho CS:GO tồn tại cho tới ngày hôm nay.

Sự bùng nổ của CS:GO trong những năm gần đây là điều mà bất cứ game thủ nào trên thế giới đều phải thừa nhận, nếu như cách đây 1 năm CS:GO còn chưa được biết đến nhiều thì ở thời điểm hiện tại CS:GO đang là một trong những đối trọng lớn nhất của Dota 2 trong giới eSports.

Một con số thống kê rằng lượng người chơi trung bình trong tháng 8 (357.535 người) vừa rồi nhiều gấp 14 lần so với thời điểm cách đây 2 năm (25.961 người). Và kể cả Team Fortress 2, một trong những tựa game kể cả khi đạt mức kỷ lục về số lượng người chơi vẫn chỉ … bằng 1/5 CS:GO ở thời điểm số lượng người chơi đông nhất ở thời điểm hiện tại.

Và nếu như bạn chưa biết thì CS:GO từng được nhà sản xuất tạo ra một phiên bản trên hệ máy console. Năm 2011, hai nhà sản xuất là Valve và Hidden Path đã giới thiệu phiên bản CS:GO trên hệ máy Xbox 360 tại hội chợ PAX. Và họ cũng không hề nói đùa khi nói rằng sẽ cho game thủ của cả hai hệ máy là PC và Xbox 360 chơi với nhau là một trong những tính năng nổi bật của CS:GO.

Cho đến 2012, thời điểm mà CS:GO được công bố trên hệ máy PC thì Valve vẫn không có bất kỳ một bình luận gì về vấn đề trên và hầu hết những tính năng hay các sản phẩm sáng tạo của CS:GO đều do một tay Hidden Path làm. Và số lượng nhân viên của Hidden Path và Valve có vẻ như có sự chênh lệch khá lớn khi với 30 nhân viên trực thuộc game CS:GO bên Hidden Path so với 6 “chiếc ghế” dành cho nhân viên của Valve trực thuộc game CS:GO này.

CEO Jeff Pobst của Hidden Path khi nói về nguồn gốc của CS:GO thì ông có nói rằng thử thách lớn nhất dành cho nhà sản xuất đó chính là làm thế nào để gắn kết hai cộng đồng gạme thủ Counter-Strike 1.6 (CS1.6) và Counter-Strike:Source(CS:S) trong cùng một tựa game.

“Ban đầu chúng tôi làm việc với Valve chỉ với mong muốn đưa CS:S lên hệ máy console. Và dự án này đã trở nên lớn hơn và Valve mong muốn một tựa game mới và làm tất cả mọi thứ để hợp nhất hai cộng đồng game thủ chơi CS1.6 và CS:S” – Theo CEO Jeff Pobst.

Chính vì điều này thì Valve cùng với Hidden Path sẽ phải đối mặt với một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất: làm cho tất cả người chơi đều thoải mái. Và không chỉ riêng một cộng đồng game thủ mà cả hai cộng đồng Counter-Strike này đều có vẻ… không ưa nhau cho lắm.

“Những người chơi CS1.6 họ cảm thấy rằng nó là một trong những tựa game không chỉ gắn liền với tuổi thơ mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến phong cách thi đấu của họ. Còn những người chơi CS:S thì cho rằng đây mới là tựa game hoàn hảo nhất trong dòng game FPS.”

“Chúng tôi cùng với Valve đã thảo luận rất nhiều để tạo ra một sản phẩm mới mà có thể vừa trở thành phiên bản được ưa thích nhất của dòng game Counter-Strike, vừa có thể hợp nhất được cộng đồng game thủ của hai tựa game cũ trên và cả những người mới chơi nữa. Và đây cũng chính là điểu mấu chốt đằng sau tất cả các ý tưởng khi CS:GO được tạo ra.”

Hệ thống skin đa dạng


Số lượng người chơi CS:GO những ngày đầu game ra mắt

Số lượng người chơi CS:GO những ngày đầu game ra mắt

Rất nhiều người đã bỏ tiền ra mua CS:GO ngay từ những ngày đầu tiên ra mắt nhưng hầu hết không ai đều có cảm giác thích thú như thời điểm hiện tại. Và trong vòng gần 1 năm kể từ thời điểm ra mắt, CS:GO vẫn xếp sau hai “tiền bối” CS1.6 và CS:S về số lượng người chơi. Vậy điều gì đã tạo ra một CS:GO phát triển lớn mạnh như bây giờ ? Chính là nhờ vào hệ thống skin đa dạng.

Chính xác hơn thì gần một năm sau thời điểm ra mắt, Valve mới đem hệ thống drop đồ từ game Team Fortress 2 vào CS:GO, và nhờ sự kiện này mà CS:GO bắt đầu vượt mặt hai “tiền bối” của mình ở số lượng người chơi. Quyết định đưa hệ thống drop đồ đã đưa CS:GO trở thành tựa game phổ biến nhất trên Steam chứ không phải là Dota 2.


Số lượng người chơi CS:GO hiện nay, tính đến tháng 10/2013

Số lượng người chơi CS:GO hiện nay, tính đến tháng 10/2013

“Nếu như không có hệ thống skin thì Counter-Strike sẽ trở nên bé nhỏ hơn và điều mà chúng tôi, những game thủ của dòng game Counter-Strike mong muốn một điều gì đó lớn hơn và thú vị hơn so với những phiên bản trước đó.

Bởi vì nếu như không có hệ thống skin này thì tựa game sẽ có mức giá rẻ hơn nhưng đi cùng với điều đó là không có những giải đấu lớn mà Valve tài trợ hay có những trận chung kết một triệu người xem. Và theo tôi thì việc thêm vào hệ thống skin này là một trong những điểm quan trọng nhất trong lịch sử phát triển CS:GO. ” – Theo một cựu game thủ chuyên nghiệp Tomi ‘lurppis’ Kovanen.

Một câu hỏi được đặt ra là: Tại sao việc thêm hệ thống skin vào lại quan trọng đến vậy? Rất rất nhiều người chơi dòng game FPS ở những game khác đều có những gói vật phẩm tăng sức mạnh hay thay đổi hình dáng của khẩu súng nhìn bắt mắt hơn nhưng không phải bỏ tiền túi ra để có sự thay đổi này. Nghe có vẻ bất hợp lý nhưng chính vì việc phải bỏ tiền ra để có được những skin “độc nhất vô nhị” trong CS:GO lại là điều mà thu hút người chơi đến với CS:GO.


Ước mơ của mọi game thủ CS:GO: Mở hòm nào cũng ra màu ràng

Ước mơ của mọi game thủ CS:GO: Mở hòm nào cũng ra màu ràng

Những con dao với giá trị hàng nghìn đô hay những khẩu súng có giá 20 đến 40 triệu đồng? Một con số không thể tin nổi với giá trị ảo của một tựa game eSports như CS:GO nhưng đây mới là điều tạo nên sự khác biệt giữa CS:GO với các tựa game FPS khác.

Lời giải thích phần nào được lý giải khi những khẩu súng gắn liền với tuổi thơ bạn như AK-47, M4A1-s hay AWP được trang trí vô cùng hài hòa và hợp lý hay có những con dao độc và lạ hơn thay vì con dao mặc định ở các phiên bản trước sử dụng. Và trong dòng game Counter-Strike thì việc bạn lên bảng sớm hơn đồng đội là điều không thể tránh khỏi nhưng ở CS:GO thì điều đầu tiên đập vào mắt bạn rất có thể sẽ là những khẩu súng, con dao màu mè hoa lá mà người chơi đó đã bỏ tiền ra mua và bạn không thể rời mắt khỏi nó vì nó quá bắt mắt.


Bạn có biết: Vài pixel ảo trong game này có trị giá bằng cả chiếc xe máy mới toanh ở Việt Nam.

Bạn có biết: Vài pixel ảo trong game này có trị giá bằng cả chiếc xe máy mới toanh ở Việt Nam.

Và nếu như điều đó là chưa đủ để thỏa mãn bạn thì Valve cho phép các game thủ chơi CS:GO được phép xem trực tiếp những giải đấu lớn trong game hoặc thông qua việc liên kết steam với Twitch.tv để nhận được một ưu đãi vô cùng đặc biệt là: những skin súng gắn mác Souvenir. Những khẩu súng hiếm đã đắt nhưng hiếm cộng thêm việc gắn mác Souvenir thì mức giá của nó có thể tăng gấp 3 – 4 lần so với khẩu súng không gắn mác Souvenir, vậy là đủ để hiểu tại sao càng ngày giải đấu của CS:GO lại càng đông người xem, họ có thể kiếm được cả núi tiền chỉ nhờ việc ngồi xem giải và thêm một chút may mắn khi mở hòm vào đó.

Mặt khác, nhặt súng của đồng đội đã chết hay của đối phương đã chết là một trong những điều mà 90% những người chơi hay làm và ở CS:GO thì đặc biệt hơn là khi nhặt những khẩu súng đẹp và hiếm sẽ càng làm cho bạn cảm thấy muốn giữ nó hơn và sẽ cố gắng bắn thật tốt để không làm rơi mất, một trong những điểm khá thú vị kể từ khi hệ thống skin được thêm vào CS:GO.

Không chỉ bạn được nhìn mà những người xem hay chủ của khẩu súng đó cũng sẽ nhìn thấy bạn cầm và bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu như bị đối phương cầm chính khẩu súng của mình để tiêu diệt mình, một cảm giác khá là thú vị đấy. Thêm vào đó Valve còn thêm tính năng “ngắm súng”, mặc định là phím F trong CS:GO và 100% những người chơi CS:GO khi đang rảnh đều .. tiện tay bấm F để ngắm khẩu súng cho dù là súng default (súng mặc định cho sẵn, không có skin).

(Còn tiếp)