Spell force 2: Faith in Destiny - Sự trở lại bất thành

Ystuk007  - Theo TTVN / Trí Thức Trẻ | 01/08/2012 02:00 PM

Spell Force 2: Faith in Destiny chưa đủ chất lượng để thỏa mãn các fan hâm mộ.

Năm 2004, chúng ta từng được thưởng thức Spell Force, một trò chơi khá thành công thể loại game lai giữa chiến thuật và nhập vai. Game thể hiện rất tốt, cũng như thu hút được nhiều fan hâm mộ ủng hộ do sự sáng tạo, đột phá của sản phẩm. Năm 2006, phiên bản Spell Force 2: Shadow Wars thậm chí còn hoàn mĩ và thành công hơn. Và sau 4 năm chờ đợi, cuối cùng thì chúng ta cũng được một lần nữa trải nghiệm sự kết hợp độc đáo với  Spell Force 2: Faith in Destiny.
 
Trailer. 
 
Vậy nhưng dù  điều người hâm mộ mong muốn là một bản sequel nối tiếp với lối chơi cùng nền đồ họa mới xứng tầm nextgen hơn, thế nhưng Spell Force 2: Faith in Destiny chỉ là một bản mở rộng độc lập khác sau Dragon Storm nhằm tiếp nối, cũng như làm sáng tỏ các sự kiện xảy ra trong phiên bản trước đó. Kết quả là người chơi mới nhanh chóng bị ngợp bởi một rừng những thông tin dày đặc màn hình nói về những cái tên, các sự kiện "vô cùng quan trọng" cùng một cánh cổng dịch chuyển cũng "cực kì quan trọng" mà người chơi không hiểu đó là gì.
 
spell-force-2-faith-in-destiny-su-tro-lai-bat-thanh
 
Phần cốt truyện của game cũng không khá hơn là bao bởi nó khá sến và khiên cưỡng. Bốn năm trôi qua sau khi Shaper bị đánh bại và cánh cổng nối tới hòn đảo của thế giới bỗng nhiên bị hỏng và các bộ não kiệt xuất đến từ mọi chủng tộc… không biến cách sửa. Cùng lúc đó lại có một chủng tộc quỉ dữ mang tên "Nameless" thoải mái hoành hành khắp nơi mà không bị trừng phạt. Thế là mọi rắc rối đổ hết lên bờ vai người chơi, trong vai Shaikan để giải quyết những điều đó, đồng thời tìm hiểu tại sao anh lại bị ám ảnh bởi những giấc mơ kinh khủng.
 
Cử động nhân vật đáng lẽ phải được cải tiến, chau chuốt thêm theo thời gian thì lại cứng hơn, thụt lùi so với các phiên bản trước. Khả năng tùy chỉnh nhân vật của game cũng vô cùng hạn chế cho nhân vật Shaikan nam khi bạn chỉ có thể đặt tên và chọn một trong số nhưng khuôn mặt có sẵn.
 
spell-force-2-faith-in-destiny-su-tro-lai-bat-thanh
 
May mắn là gameplay của Spell Force vẫn cuốn hút như mọi khi, cảm giác được tung hoành khắp nơi, thu lượm đồ đạc,  khám phá các skill mới, phát triển nhân vật như Diablo. Rồi lại tung đoàn quân nhỏ đi chiến đấu, thu thập tài nguyên như Age of Empires thật sự rất cuốn hút. Cây skill được chia làm 3 nhánh, cho phép người chơi lựa chọn một cách linh hoạt. Các loại đồ bạn có thể thu nhặt cũng tăng đáng kể cũng như bạn có thể tùy chỉnh trang bị cho hai người bạn AI đồng hành.
 
Gameplay.
 
Bên cạnh việc xây dựng nhân vật, bạn còn phải tìm và xây dựng căn cứ trên một trong bốn bản đồ chiến dịch. Công việc này được khá đơn giản và quen thuộc. Hầu hết thời gian bạn xây dựng căn cứ, sản dân để khai thác tài nguyên. Sau đó xây dựng quân đội để đưa đi chinh phạt. Công đoạn này đã được tinh giản để bạn không phải quá phân tâm khi phải điều khiển luôn cả hero trong trận chiến. Nhìn chung gameplay vẫn giữ được sự cuốn hút như trước khi kết hợp giữa RPG và RTS đúng chất Spell Force.
 
spell-force-2-faith-in-destiny-su-tro-lai-bat-thanh
 
Nhưng thật khó hiểu là trong một tựa game đòi hỏi khả năng điều khiển nhanh cho cả RPG và RTS như thế này mà các phím hotkey vốn rất quan trọng lại cực kì thiếu thốn, việc này khiến cho qui trình combat của bạn chở nên vô cùng rườm rà. Mỗi khi chạm chán quân địch bạn lại phải click chuột lần lượt vào hero của mình, rồi lại vào thanh hotbar để chọn skill.
 
Sẽ còn khủng khiếp và ức chế hơn khi bạn phải thực hiện qui trình này cho cả đồng đội. May mắn là việc quản lí quân lính dễ dàng và khoa học hơn rất nhiều. Ngoài ra bạn có thể cho hero của mình cưỡi rồng, một tính năng rất đang hoan nghênh dù chưa thực sự được như mong đợi và mang nặng tính hình ảnh hơn là bổ sung về gameplay.
 
Đồ họa của game thì quả đúng như lo ngại, rất lỗi thời do đây chỉ là một bản mở rộng độc lập. Spell Force 2 có thể từng là một tựa game có đồ họa ưa nhìn khi nó mới ra mắt. Nhưng đến thời điểm của Faith in Destiny thì qua thật nó đã quá lỗi thời, thậm chí còn đầy răng cưa nữa. Game cung cấp tùy chọn cho bạn camera góc nhìn người thứ ba nhưng tính năng này cũng không thực sự hữu ích bởi yếu tố RTS của game vẫn rất quan trọng nên việc đặt camera như vậy sẽ tạo nên một sự cản trở không cần thiết.
 
spell-force-2-faith-in-destiny-su-tro-lai-bat-thanh
 
Bên cạnh phần chơi đơn khá ngắn với chỉ có bốn chiến dịch thì phần chơi mạng lại được xây dựng tương đối tốt. Hỗ trợ 6 người cùng tham chiến với nhau cho cả chơi LAN lẫn chơi online, cùng với bộ công cụ vô cùng phong phú cho phép bạn tự tạo ra các bản đồ chơi mạng rồi chia sẻ nó với cộng đồng.
 
Bổ sung thêm một chủng tộc mới là Nameless và chế độ chơi mới là Domination với nhiệm vụ chiếm và kiểm soát cứ điểm. Nếu có một điểm trừ thì đó chỉ là yếu tố RPG hơi lép vế so với hàng loạt sự bổ sung, cải tiến từ chế độ RTS. Tuy nhiên điều đó lại thành công trong việc đẩy nhanh tốc độ trận đấu.
 
Tổng kết lại, dù có bổ sung thêm những cải tiến thú vị cho mục chơi mạng, cùng gameplay vẫn giữ nguyên được "chất" RPG lai RTS đầy cuốn hút, song việc nảy sinh thêm những nhược điểm mới đến từ hệ thống hotkey, cốt truyện chán chường cùng hình âm lỗi thời cũng như phần chơi đơn quá ngắn đã làm game mất điểm. Có lẽ nếu bạn là người chơi mới thì quay lại với bạn Spell Force 2 hoặc Spell Force 2: Shadow Wars sẽ là hợp lí hơn nếu muốn tìm hiểu về cốt truyện, còn nếu bạn là Fan của Spell Force thì cũng có thể thử qua Faith in Destiny để trải nghiệm những thay đổi mới về cảnh quan của game.
 
Theo Eurogamer