Những vụ "xì căng đan" lớn nhất của làng game thế giới (Phần cuối)

PV  - Theo TTVN / Trí Thức Trẻ | 14/12/2012 10:00 AM

Tiếp tục đến với những vết nhơ mà làng game thế giới gặp phải từ trước tới nay.

Harmonix kiện Activision
 
Những vụ "xì căng đan" lớn nhất của làng game thế giới (Phần cuối) 1
 
Activision vốn là một gương mặt chẳng hề xa lạ gì với tòa án, và vụ việc lần này liên quan tới một trong những tựa game âm nhạc chất lượng cũng như nổi tiếng thuộc hàng nhất thế giới game – Guitar Hero. Guitar Hero góp mặt trong làng game lần đầu vào năm 2005, dưới bàn tay của Harmonix. Với tiềm năng này, Guitar Hero đã được phát hành tiếp hai phiên bản sau đó là Guitar Hero II Guitar Hero Encore: Rock the 80s.
 
Sau những thành công rất lớn đó, vào năm 2006 RedOctane - công ty mẹ của Harmonix được Activision mua lại. Còn bản thân Harmonix sau đó không lâu gia nhập mái nhà MTV Games – một nhánh của tập đoàn MTV. Mặc dù có sự chia cắt và thương hiệu Guitar Hero nay đã vào tay Activision, nhưng Harmonix vẫn tôn trọng thỏa thuận trước đây và hoàn thành nốt sản phẩm Guitar Hero Encore: Rock the 80s (Phát hành năm 2007). Nhưng khi Guitar Hero III ra mắt với sự thành công rất lớn của mình, Harmonix đã gửi đơn kiện lên tòa án tối cao California về việc Activision đã không tôn trọng giao ước và nợ hãng phát triển game này số tiền 14.5 triệu USD.
 
Những vụ "xì căng đan" lớn nhất của làng game thế giới (Phần cuối) 2
Thành công của Guitar Hero III đã khiến Harmonix kiện Activision.
 
Lý do nộp đơn kiện được đưa ra đó là trong thỏa thuận hợp đồng với RedOctane trước đây, Harmonix sẽ nhận được một số tiền nếu họ không phát triển dòng game Guitar Hero nữa. Số tiền này đi kèm với hai điều khoản. Điều khoản thứ nhất là nếu Guitar Hero được hãng phát triển khác đưa vào các yếu tố gameplay, cơ chế hoạt động quan trọng làm thay đổi toàn bộ dòng game, Harmonix sẽ nhận được một khoản tiền nhỏ.
 
Điều khoàn thứ hai là nếu Guitar Hero dưới bàn tay của hãng phát triển khác mà vẫn cho thấy “sự kết hợp, sử dụng hoặc có nguồn gốc từ những yếu tố mà Harmonix mang lại trước đây”, thì Harmonix sẽ nhận được một khoản tiền lớn hơn - điều rõ ràng đúng với trường hợp bây giờ của Harmonix và Guitar Hero III. Nhưng vấn đề ở đây là Activision đã trả cho Harmonix số tiền nhỏ hơn, tương ứng với điều khoản thứ nhất.
 
Những vụ "xì căng đan" lớn nhất của làng game thế giới (Phần cuối) 3
Harmonix rời bỏ RedOctane và tạo ra sản phẩm đối địch – Rock Band.
 
Vụ lùm xùm này được giải quyết rất nhanh chóng với thông báo rút lui từ phía Harmonix để có thể “bàn bạc” ngoài tòa án với Activision, mang ý nghĩa rằng mặc dù được xử lý trong im lặng nhưng chưa chắc giữ cho hầu bao của Activision khỏi vơi đi. Dấu ấn này có lẽ ý nghĩa hơn với cộng đồng game thủ khi nó để lại vạch chia cách cho tới tận ngày nay giữa hai dòng game âm nhạc nổi tiếng cũng như thành công nhất – Guitar Hero Rock Band (được phát triển sau này bởi Harmonix dưới trướng MTV Games).
 
Hacker GeoHot và vụ hack máy Playstation 3 của Sony
 
Những vụ "xì căng đan" lớn nhất của làng game thế giới (Phần cuối) 4
 
Hacker nổi tiếng GeoHot hay với tên thật là George Hotz, là một trong những người nổi tiếng với việc hack các thiết bị di động của Apple và trên hết là phá bỏ hàng rào an ninh Playstation 3 của Sony. Công việc của GeoHot đơn giản chỉ là muốn chứng tỏ rằng cỗ máy mà Sony rộng rãi công bố là thiết bị bảo mất cao nhất…không như người ta nghĩ, đặc biệt là anh không hề có ý định hỗ trợ hay tạo điều kiện cho nạn chơi game lậu phát triển hơn.
 
Nhưng đối với Sony, hành động này của George Hotz đã xâm hại lớn tới uy tín của họ và con đường ra tòa án là lựa chọn duy nhất. Ngay sau khi thông báo không còn dính líu tới việc Hack PS3, George Hotz vẫn bị Sony đưa ra tòa án. Và cũng như đa số vụ kiện… “để cho có” khác của các hãng phát hành game, sự việc này được Sony và George Hotz giải quyết im lặng ngoài vòng pháp luật. Hình ảnh của Sony vốn đã không đẹp trong mắt nhiều game thủ nay còn trở nên đen tối hơn trước mắt cộng đồng Hacker. Và ngay sau đó Website của Sony gặp sự cố cũng như chiến dịch Operation Sony và lời khẳng định mình là tác giả của cuộc tấn công được đưa ra từ nhóm Hacker Anonymous.
 
Những vụ "xì căng đan" lớn nhất của làng game thế giới (Phần cuối) 5
Sony sau vụ GeoHot đã tự làm mình gây chú ý bởi Anonymous.
 
Anomymous đưa ra công bố rằng GeoHot chưa hề sử dụng PSN vì thế những điều khoản sử dụng dịch vụ mà Sony đưa ra khi người dùng đăng nhập là vô nghĩa. Bên cạnh đó, bản thân GeoHot có quyền sự dụng chính máy PS3 của mình để sử dụng chính phần mềm do mình tạo ra, mà theo đó là điều hoàn toàn hợp pháp.
 
Hơn nữa, nhóm Hacker này còn cáo buộc việc Sony yêu cầu Youtube đưa ra danh sách những địa chỉ IP đã xem đoạn Video, trang cá nhân của GeoHot, cũng như đòi hỏi Paypal quyền truy cập vào tài khoản của anh. Dù sự việc này đã trôi qua khá lâu, nhưng kết quả mà nó để lại cho tới nay là người ta vẫn nhìn vào cỗ máy Playstation 3 như là một thiết bị luôn gặp vấn đề về bảo mật cho dù Sony có tung ra biết bao nhiêu bản vá lớn nhỏ.
 
Bóc lột sức lao động ở Team Bondi (L.A Noire)
 
Những vụ "xì căng đan" lớn nhất của làng game thế giới (Phần cuối) 6
 
Bạn chắc hẳn vẫn còn nhớ tựa game L.A.Noire – một sản phẩm đã rất nổi tiếng trên thế giới bởi phong cách thiết kế chân thực, độc đáo qua sự tái hiện việc điều tra, phá án của cảnh sát. Nhưng có lẽ bạn chưa biết rằng tựa game này phải mất 7 năm để hoàn thành, một con số quá lâu cho một studio làm game chuyên nghiệp. Dấy lên một câu hỏi rằng trong quá trình phát triển, tựa game này đã gặp những vấn đề, khó khăn gì mà phải cần tới ngần ấy thời gian. 7 năm là quãng thời gian mà tính ngược lại kể từ năm 2011, chưa hề có cái gọi là PS3 hay Xbox360 – những nền tảng máy chơi game mà mãi sau này L.A.Noire mới cập bến.
 
Tất cả bắt đầu chỉ sau một tháng game được chính thức phát hành khi mà một trang web được lập ra bởi các cựu thành viên của Team Bondi. Trang web này không có một mục đích gì khác là cho người xem biết tới 100 thành viên không xuất hiện trong phần Credit của game mà một phần không nhỏ trong số đó chấp nhận thất nghiệp còn hơn phải làm việc trong dự án.
 
Những vụ "xì căng đan" lớn nhất của làng game thế giới (Phần cuối) 7
Những người đứng đầu của Team Bondi bị buộc tội gây áp lực cho nhân viên làm thêm giờ.
 
Tất cả mới thực sự vỡ lở khi đồng loạt các trang web nổi tiếng đưa tin, làm phóng sự, mà dẫn đầu là IGN với chủ đề chính là tình trạng, điều kiện làm việc của Team Bondi. Bất cứ ai cũng phải giật mình khi hầu hết những thành viên trong dự án L.A.Noire phải làm việc trung bình 12 giờ một ngày, 80-100 giờ một tuần và trên hết là chẳng có thêm đồng lương nào cho những giờ làm việc thêm đó của họ. Thậm chí, một nhân viên trong studio còn mô tả lại bất cứ ai rời chỗ làm trước 7h 30’ tối đều nhận được ánh mắt rất phản cảm.
 
Những vụ "xì căng đan" lớn nhất của làng game thế giới (Phần cuối) 8
Brendan McNamara – ông chủ của Team Bondi.
 
Tình trạng làm việc có thể nói là “đày ải” này được quy cho sự quản lý tồi của lãnh đạo studio mà đứng đầu là Brendan McNamara. Sau cùng, cũng vì sự quản lý này mà Team Bondi mặc dù có được thành công với L.A.Noire nhưng vẫn buộc phải giải thể với số nợ lương lên tới hơn 1 triệu USD. Lý do rất đơn giản, không bất cứ hãng phát hành nào muốn ký hợp đồng với một “lò xay người” - nơi tra tấn, gây áp lực lên nhân viên hơn là để họ sáng tạo game.
 
Hot Coffee
 
Những vụ "xì căng đan" lớn nhất của làng game thế giới (Phần cuối) 9
 
Hot Coffe là tên một bản Mod khét tiếng của Grand Theft Auto: San Andreas, một mini game cho phép nhân vật chính Carl “CJ” Johnson có thể “abc” với người bạn gái của mình thông qua lời mời vào nhà và dùng “Coffee”. Vụ việc này đã tạo tiền đề để các nhà làm luật và giới chính trị gia hay khua tay trên thế giới gây áp lực để phiên bản San Andreas từ thang ESRB trưởng thành lên mức 18+.
 
Thường thì các bản Mod mà chúng ta biết tới sẽ thêm vào hay sáng tạo thêm các nội dung mới mà tựa game gốc không hề có, từ vũ khí, cốt truyện hay mô hình nhân vật, đồ vật. Nên nếu gọi Hot Coffe là một bản Mod thì cũng không có gì quá lạ lùng, cũng như chính nhà phát triển game đã lên tiếng khẳng định Hot Coffee chỉ xuất hiện trên PC và do một nhóm Hacker tự ý đưa vào. Nhưng mọi sự đổi chiều khi trên Xbox và PS2 – nơi mà không có khái niệm Mod, Hot Coffee vẫn có mặt. Điều này tiết lộ một sự thật rằng hãng phát triển thực tế mới là người tạo ra minigame Hot Coffee và nhóm Hacker nào đó chỉ đơn giản mở khóa được nó mà thôi.
 
Những vụ "xì căng đan" lớn nhất của làng game thế giới (Phần cuối) 10
Hillary Clinton cũng dính vào vụ phản đối Video Game.
 
Nhưng đó chưa phải điều đáng nói. Chính bản thân Hot Coffee là một Scandal đã quá rõ ràng, không phải tranh cãi. Nhưng lạ một điều ở đây lại là chính bản thân các nhà làm luật và chính trị gia. Đó là họ dường như nhạy cảm hơn với những kiểu “bí mật sau này mới được hé lộ” hơn là các kiểu hé lộ ngay từ ban đầu. Đơn cử như God of War phát hành gần như cùng thời điểm với Hot Coffee, đã có sự xuất hiện ngay từ đầu và chẳng phải giấu giếm một minigame “quan hệ” (thậm chí còn phần mạnh bạo hơn) thì chẳng thấy Jack Thompson hay Hillary Clinton ngó ngàng tới. Có lẽ vì CJ là người da màu?
 
Chiêu rút xương sống trong Mortal Kombat
 
Những vụ "xì căng đan" lớn nhất của làng game thế giới (Phần cuối) 11
 
Đây là một thời điểm đáng nhớ với sự khai sinh ra cái gọi ESRB - Entertainment Software Rating Board hay Ban xếp hạng phần mềm giải trí, thứ mà không thể thiếu ở mỗi bìa đĩa hay trước mỗi trailer game. Thời điểm mà các bậc phụ huynh vẫn còn nghĩ trong đầu Video Game là anh chàng Mario hiền lành, “Nhím xanh” vô hại hay Rock Man đôi phần ngộ nghĩnh thì cảnh tưởng kết liễu đối thủ trong Mortal Kombat đập thẳng vào mắt, ngay lập tức làm chữ “Game” luôn đi cùng chữ "Xấu" trong mắt xã hội từ đó và đối với họ, đây là một Scandal lớn nhất thời đại.
 
Hình ảnh những Pixel hợp lại thành một vệt trắng đỏ như cả đoạn cốt sống con người được rút ra rất ngọt làm họ thức tỉnh và làn sóng phản đối, đòi hỏi một ủy ban đánh giá, xếp hạng cấp độ bạo lực, trưởng thành trong game bắt đầu từ đây.
 
Những vụ "xì căng đan" lớn nhất của làng game thế giới (Phần cuối) 12
Sự khởi đầu cho ESRB.
 
Các sản phẩm cũng chứng kiến cuộc "đàn áp" video game năm 1994 này bao gồm Doom, Night Trap hay Lethal Enforcers. Từ đó các mức xếp hạng được trải dài từ 3 tuổi (eC – Early Childhood) cho tới mức 17+ (M - Mature) hay 18+ (Ao – Aldult Only). Một số quốc gia còn có mức đánh giá riêng và chặt chẽ hơn, như Đức là điển hình khi bạn có thể tưởng tượng các sản phẩm thời kỳ đầu của dòng Call of Duty lấy bối cảnh chiến tranh thế giới lần thứ II sẽ ra sao ở đây.
 
Theo CheatCC
Xem thêm:

top list