Những tấm bìa đĩa xấu "kinh hoàng"

PV  | 09/02/2012 10:00 AM

Artbox là những tấm hình nằm trên vỏ hộp game, dùng để giới thiệu, là thứ đầu tiên đập vào mắt game thủ khi họ mua một trò chơi.

Người ta vẫn nói “đầu xuôi thì đuôi mới lọt”. Điều này luôn đúng ngay cả trong thị trường trò chơi điện tử. Các game thủ khi mua game luôn bị hình thức của chiếc vỏ hộp (artbox) ảnh hưởng rất lớn với những trò chơi mà họ chưa từng thử lần nào. Các hãng game cũng nhận thức được điều này và đã dành nhiều sự quan tâm cho những bức hình bìa sao cho cuốn hút nhất có thể. Tuy vậy, vẫn có một số trò chơi sở hữu những tấm bìa hết sức "khó đỡ". Sau đây người viết xin giới thiệu 10 đại diện tiêu biểu. 

1. Mega Man


Bức hình cực kỳ “thảm hại” này đã là chủ đề đàm tiếu của fan Mega Man trong suốt hai chục năm gần đây và nó thực sự xứng đáng với điều đó. Khi nhìn vào đây, chắc chắn nhiều người cũng không thể nghĩ rằng đây lại là artbox đã được phát hành cho tựa game nổi tiếng và lâu đời Mega Man. Có lẽ tác giả của bức tranh chưa từng nghe về chàng MegaMan đầy uy dũng này.

2. Tommy Lasorda Baseball
 
 

Có thể tôi không phải là một người thực sự hiểu biết trong lĩnh vực bóng chày. Nhưng cho dù có như vậy thì tôi cũng sẽ chẳng tậu cho mình một bản Tommy Lasorda’s Baseball khi nhìn thấy tấm bìa đĩa này. Lẽ nào SEGA không thể tìm được một bức ảnh nào của Tommy Lasorda với một nụ cười trông đỡ "khả ái" hơn thế này hay sao?
 
3. Phalanx
 

Không hiểu nhà phát hành đã nhận thấy sự liên quan gì giữa một ông già cầm đàn banjo với một tựa game về… phi thuyền không gian. Chắc hẳn có khá nhiều game thủ đã “ăn dưa bở” với tấm bìa đĩa này.

4. Heathcliff: The Fast and the Furriest


Mặc dù được ra đời trước nhưng chẳng ai chú ý tới Heathcliff cho tới khi Garfield ra đời. Chú mèo này từ lâu nay đã bị nghi oan về việc đánh cắp ý tưởng của Garfield, vì vậy mà lần này Heathcliff quyết tâm chứng tỏ mình với tựa game lấy cảm hứng từ bộ phim The Fast and The Furious nổi tiếng. Có điều với bức hình vẽ nguệch ngoạc này thì xem ra nỗ lực Heathcliff cũng chỉ là vô ích. 
 
5. The Rushing Beat Trilogy
 

Bao gồm 3 phần: Rival Turf! (1992), Brawl Brothers(1993) và The Peace Keepers(1994), The Rushing Beat là một tựa game có lối chơi 2 người cùng chiến đấu tương tự như Double Dragon. Thật đáng tiếc là artbox cho cả 3 phần lại hoàn toàn chẳng mang chút gì “hung hãn” cho một tựa game đấm đá cả.

6. Sengoku Basara: Samurai Heroes
 

Có lẽ chẳng ai lạ lẫm gì với các game dạng này khi bạn được vào vai một samurai và hạ gục địch thủ với những thanh kiếm sáng loáng. Thế nhưng qua artbox của mình, Sengoku Basara lại “hứa hẹn” cho người chơi một phong cách hoàn toàn mới: hãy tạo kiểu tóc thật “ngầu” sau đó đứng tạo dáng để đọ với những samurai khác!

7. Canada Hunt
 
 

Chẳng có gì phải bàn cãi khi nói rằng các game dạng game săn bắn, câu cá,..... có độ cuốn hút khá thấp. Mặc dù vậy Canada Hunt còn biết cách làm game thủ nản lòng hơn nữa bằng tấm artbox sử dụng những con vật trông như thể làm bằng nhựa hoặc đã..... chết toi từ lâu rồi.

8. Ninja Scooter Simulator
 

Không biết những nhân viên của hãng Sysoft nghĩ gì khi cho rằng Ninja và xe scooter lại là một sự kết hợp sẽ khiến người chơi cảm thấy hứng thú. Kỳ quặc hơn nữa là ý tưởng trang trí cho chiếc xe của ninja bằng hai chiếc đầu lâu trông khá kinh dị.

9. Pro Wrestling

 
Tại sao võ sĩ vật đó lại không có đầu? Chiếc đầu trong tư thế bị kẹp khóa kia là của ai? Để trở thành một đô vật pro thì bạn cần phải biết cách tháo đầu của mình ra? Có quá nhiều thắc mắc khi người chơi nhìn vào tấm artbox này.

10. Mega Man 2
 

Sau người anh em của mình đã được nhắc tới ở trên, Mega Man 2 đã “tiến triển” hơn nhiều với việc sở hữu tới 3 tấm artbox thảm họa. Trong bức dành cho phiên bản ở U.S, Capcom còn trang bị cho Mega Man một khẩu súng lục cầm tay dù cho chàng ta đã sở hữu sẵn một cánh tay vốn là một khẩu súng cực mạnh. Thật đáng tiếc là hai tấm artbox còn lại dành cho phiên bản ở Châu Âu cũng chẳng khá khẩm gì hơn.

Nguồn: CheatCC
Xem thêm:

top list