Những chiêu bài không "mê" nổi của các hãng game

Tequila  - Theo TTVN / Trí Thức Trẻ | 16/05/2014 0:00 AM

Những tính năng hao tiền tốn của nhưng lại tỏ ra khá vô dụng trong game.

Chúng ta không phải là những người làm việc trong các công ty video game trị giá hàng tỉ USD. Chúng ta không thể thấu hiểu hết những công việc khó khăn, sức ép khủng khiếp của những deadline không bao giờ chấm dứt, và cũng không thể thấy được công sức phải bỏ ra để tạo ra một game bom tấn. Chúng ta, đơn giản chỉ là những người thưởng thức và tận hưởng các sản phẩm đã được hoàn thành. Thế nhưng, dù không tự tạo ra mọi thứ, chúng ta vẫn có thể nhận ra có nhiều yếu tố trong những game hiện tại đang dần trở nên lạc hướng, hay thậm chí, không cần thiết.

Những nhà phát triển và phát hành game thường chỉ có một lượng tài nguyên giới hạn, vậy nên họ cần phải chọn lựa một cách cẩn thận cách sử dụng thời gian và tiền bạc của mình. Mặc dù chúng ta có thể hiểu và thông cảm cho những lí do đăng sau các mánh khóe marketing và những tính năng rườm rà trong game, điều đó không có nghĩa chúng ta thực sự thấy chúng cần thiết. Có một số tính năng phụ, dù được trau chuốt tỉ mỉ thế nào, vẫn có vẻ quá thừa thãi đối với những game thủ như chúng ta.

Các apps phụ trợ trên smartphone và tablet

Những chiêu bài không "mê" nổi của các hãng game 1

Ở thời đại hiện nay, gần như ai cũng sở hữu một chiếc smartphone hay tablet. Khi mà chúng ta liên tục sử dụng những sản phẩm công nghệ cao này cả ngày, tại sao không tạo ra một apps nho nhỏ để hỗ trợ, đồng thời cũng làm tăng thêm sự thú vị cho một video game? Những apps như vậy được tạo ra nhằm hỗ trợ 2 mục đích, đó là nó có thể làm một cổng tương tác khác cho game thủ, đồng thời mang đến cho game thủ một sự đổi mới trải nghiệm đáng kể. Nếu những apps này chỉ để theo dõi những chỉ số của game thôi thì không sao – thế nhưng nếu chúng đòi hỏi người chơi phải liên tục nhìn qua chiếc smartphone hay tablet của mình thì quả thật khó có thể chấp nhận được.

Bạn sẽ muốn chọn nhìn vào cái gì: đồ họa tuyệt vời trên một màn hình LCD sắc nét, hay những bản đồ nhỏ xíu, những nút bấm, biểu tượng tí hon trên một thiết bị cầm tay nhỏ xíu? Việc tương tác đa thiết bị sẽ khá vui ở khoảng 15 phút đầu, trước khi bạn bắt đầu cảm thấy khó chịu và rườm rà. Nếu ai đó muốn nhìn vào chiếc điện thoại của mình khi chơi game, thì đó là để kiểm tra notification facebook hay tin nhắn chứ không phải để ra lệnh cho đồng đội một cách kém hiệu quả.

Những bảng chú giải lắm chữ và rối rắm

Những chiêu bài không "mê" nổi của các hãng game 2

Một người viết cốt truyện giỏi chắc chắn cũng phải thực hiện tốt việc tạo ra một thế giới game chi tiết và đầy màu sắc. Chắc chắn rồi, câu chuyện về các nhân vật chính diện cũng như phản diện là rất cần thiết – thế nhưng xung quanh đó còn cần phải có rất nhiều chi tiết nhỏ, từ những truyền thuyết cổ xưa, các sự kiện lịch sử cho đến cuộc đời của các nhân vật NPC. Một thế giới được xây dựng thành công như vậy sẽ rất cuốn hút đối với người chơi, khiến họ phải cố gắng tìm hiểu, lục lọi mọi ngóc ngách có thể trong thế giới game.

Hoặc, cũng có thể người chơi sẽ mặc kệ luôn những tình tiết nhỏ nhặt như vậy. Những bản tiểu sử, những câu chuyện dài dằng dặc đôi khi sẽ phản tác dụng và khiến người chơi không muốn đi thu thập các mảnh dữ liệu, hay giải mã những mật mã chỉ để hiểu thêm về bối cảnh trong game. Những đoạn văn bản dài dòng như vậy thường không phải là rất quan trọng đối với cốt truyện chính của game, nhưng các nhà viết cốt truyện vẫn muốn chúng tồn tại ở đâu đó trong thế giới game. Xui xẻo thay cho họ, những cố gắng của họ rốt cục cũng sẽ bị ai đó rút gọn một cách không thương tiếc trong những entry trên wiki của game.

Những phiên bản game nhai đi nhai lại

Những chiêu bài không "mê" nổi của các hãng game 3

Về lí thuyết, việc phát hành lại một game dưới dạng một phiên bản đặc biệt như Game of the Year, Legendary, Gold Edition... Là một lợi thế rất lớn dành cho các game thủ, và cũng là một chiêu bài marketing hoàn hảo. Tựa game đã có tuổi nào đó sẽ trở nên hot trở lại, được bán với một cái giá tốt đến bất ngờ dành cho những ai bỏ lỡ phiên bản đầu tiên. Và với sự hấp dẫn này, game cũng sẽ thu hút được rất nhiều những người chơi mới.

Trong thực tế, những phiên bản này thật sự rất tuyệt vời, trừ khi bạn đã mua game ngay từ lần phát hành lần đầu. Bạn đã bỏ ra 60$ cộng với những bản DLC với khoảng 10$ mỗi bản? Và bây giờ tất cả những thứ này được tung ra với cái giá chỉ... 20 Obama. Tất nhiên bạn vẫn là một trong những người được thưởng thức game sớm nhất, thế nhưng, dù sao điều này cũng vẫn sẽ khiến bạn có chút cảm giác chua xót và hối hận.

Phiên bản mobile của những tựa game kinh điển

Những chiêu bài không "mê" nổi của các hãng game 4

Hoài niệm quá khứ là một trong những cảm xúc mạnh mẽ bên trong mỗi con người, và game thủ cũng vậy. Những nhà phát hành biết điều này - và trong mắt họ, việc port lại những game kinh điển là một thị trường cực kì có tiềm năng. Game thủ sẽ được cảm nhận lại những trải nghiệm tuyệt vời khi được chơi lại những tựa game đã quá quen thuộc, giờ đây được mang trở lại trên chiếc dế yêu của bạn.

Đôi khi, những bản game mobile này sẽ thành công, nhưng đó là điều rất hi hữu. Hầu hết những tựa game cũ được đưa lên mobile đều tỏ ra khá tệ hại. Thay vì dành tài nguyên để tạo ra một tựa game hoàn toàn mới cho một series cũ, những nhà phát triển lại phải cố gắng port những hình ảnh đồ họa đầy ô vuông thời xưa lên những chiếc smartphone HD đời mới. Tay cầm chơi game với những nút bấm tiện lợi được thay thế bằng những nút bấm hay cần joystick ảo gây ra rất nhiều khó chịu cho game thủ với độ nhạy tệ hại của mình. Ai quan tâm nếu như bạn mua một game chỉ vì thương hiệu, sau đó mới nhận ra phiên bản mobile tệ đến thế nào? Nhà phát hành dù sao cũng đã đút túi tiền của bạn rồi.

Tính năng chỉnh sửa Replay

Những chiêu bài không "mê" nổi của các hãng game 5

Bạn không thể biết trước điều gì sẽ xảy ra trong một trận đấu. Đôi khi, bạn bất ngờ vượt qua được một khúc cua cực gấp, hay thực hiện được một pha drift siêu hạng và vượt lên về đích đầu tiên. Những lúc như vậy, chỉ đơn giản kể lại cho bạn bè là không đủ - bạn muốn cho họ thấy tận mắt bạn đã làm được gì. May mắn thay, các game thường sẽ lưu lại replay sau mỗi trận đấu, cho phép bạn cất giữ những pha hightlight tuyệt vời nhất của mình, chỉnh sửa để chúng có thể được chia sẻ cho người khác.

Những nhà phát triển mang lại công cụ để chia sẻ những thành tựu của mình trong game và hy vọng chúng ta sẽ cảm thấy thích thú trước tính năng đó? Thế nhưng, thực ra giới gamer đã tự làm điều này từ rất lâu rồi, trên một trang web mà chắc là ai cũng biết: YouTube. Và có một thực tế: khoảng 90% các clip của người chơi nghiệp dư thường cực kì tầm thường và chẳng có gì đặc biệt. Có thể bạn nghĩ một cú vẩy no-scope headshot hay khám phá ra được những đường tắt là cực kì đỉnh, nhưng vấn đề nằm ở chỗ bạn là người thứ... vài chục ngàn làm được điều này và muốn khoe với cả thế giới.

Những replay editor khó có thể mang lại cho bạn một ánh sáng vinh quang nào cho những thành tựu của mình. Thậm chí, chúng còn khiến bạn nhận ra những kĩ năng tưởng chừng như bá đạo của mình thực ra lại tầm thường đến mức nào. Tất nhiên, trừ khi bạn là một pro thực sự.

Những DLC có ảnh hưởng lớn đến nội dung của game

Những chiêu bài không "mê" nổi của các hãng game 6

Thật khó nói lên cảm xúc khi vừa hoàn thành một game sau hàng chục giờ vùi đầu chơi. Hạnh phúc vì tất cả những cố gắng của bạn đều đã đạt được thành quả; hay đau lòng vì phải nói lời tạm biệt với những nhân vật đã gắn bó với bạn trong suốt một thời gian dài. Nhưng nếu như câu chuyện không thực sự kết thúc ở đây thì sao? DLC vốn là để kéo dài thời lượng chơi của game, và có một số nhà phát triển dùng chúng để mở rộng cốt truyện sẵn có và hé lộ thông tin về những phần tiếp theo sau này của game. Vậy bạn thích điều nào hơn, một bản mở rộng cho cốt truyện; hay chỉ thêm một số thử thách mới trong combat?

Có một lỗ hổng trầm trọng trong logic kiểu này. Các DLC vốn có bản chất là một phần phụ thêm, và các game thủ không phải ai cũng dư dả bỏ tiền mua chúng chỉ để biết được cốt truyện thật sự kết thúc như thế nào. Nêu không có những phần DLC phụ lục của các game như Asura’s Wrath, Castlevania: Lords of Shadow, Prince of Persia, hay cả series Mass Effect, bạn sẽ không thể biết được toàn bộ cốt truyện, cho dù bạn có cố gắng lục lọi kĩ càng trong phần chơi chính đến thế nào di nữa.

Những chiêu bài không "mê" nổi của các hãng game 7

Thử tưởng tượng video game như một quyển sách xem, bạn phải bỏ thêm tiền cho tác giả chỉ để biết được kết thúc của cuốn tiểu thuyết ưa thích của bạn, hàng tháng trời sau khi bạn đã đọc xong nó. Thật không thể vô lí hơn!

Theo GamesRadar
Xem thêm:

top list