Những cái tên phổ biến trong game và ý nghĩa của chúng

PSD  - Theo Trí Thức Trẻ | 06/12/2014 11:27 PM

Chắc chắn bạn đã bắt gặp hai hoặc nhiều hơn nhân vật trong video game có trùng tên rồi đúng không?

Một game thủ lâu năm hẳn sẽ nhận ra rất nhiều điều trùng lặp trong các tựa game, ví dụ như zombie hay những màn cắt cảnh cháy nổ tưng bừng hoành tráng. Dễ thấy nhất trong số những điểm tương đồng này phải kể đến các nhân vật có trùng tên, thậm chí là họ còn có cả những nét tương đồng dù xuất hiện trong những game hoàn toàn khác nhau.

Nhiều cái tên có nguồn gốc tôn giáo hoặc những ngôn ngữ cổ, và những nhà làm game dựa vào đó để truyền tải một số sắc thái cho cốt truyện. Hãy cùng điểm qua 8 cái tên phổ biến trong game, và phân tích xem ý nghĩa của chúng có phù hợp nhân vật không, hay chỉ đơn giản được chọn vì “ngầu”.

Ryu

Ryu có nghĩa là “rồng” hoặc “môn phái” trong tiếng Nhật. Không có gì lạ khi nhiều nhân vật mang tên “Ryu” là bậc thầy của một môn võ nào đó.

Những “Ryu” nổi tiếng:

Ryu Hayabusa (Ninja Gaiden)

Tên của ninja siêu đẳng này có nghĩa là “rồng” và “chim ưng”. Quả thực là rất phù hợp với những đòn thế hung bạo như rồng và uyển chuyển như chim của anh ta trong series game Ninja Gaiden.

Ryu (Street Fighter)

Là một cao thủ võ lâm, cái tên Ryu (Rồng) hoàn toàn phù hợp với một kẻ có thể "khạc" ra cầu lửa chỉ bằng tay không.

Ryu (Breath of Fire)

Mọi nhân vật chính trong dòng game Breath of Fire đều tên là Ryu. Có lẽ đây là nơi cái tên này được dùng chính xác nhất, vì nhân vật này có thể thực sự hóa thành rồng.

Nathan

3.jpg

Là một cái tên nguồn gốc Do Thái có nghĩa “Chúa sẽ/ đã ban tặng”, đồng thời cũng là tên một nhà tiên tri trong kinh Cựu Ước. Bạn sẽ bất ngờ khi biết ý nghĩa này ẩn dấu sau những nhân vật như thế nào.

Những “Nathan” nổi tiếng:

Nathan Copeland (No More Heroes 2)

Có thứ bậc 50 trong United Assassins Association, Nathan Copeland là chủ tịch của một hãng thu âm ngầm và người sáng lập của một tổ chức tôn giáo truyền bá Kinh Phúc Âm qua... nhạc rap. Quả đấm thép của hắn thậm chí còn khắc chữ “Tôi yêu Chúa”.

Nathan Drake (Uncharted)

Mặt dù Nathan Drake là chuyên gia về những cổ vật và bản thảo liên quan tới tôn giáo nhưng phần lớn thời gian anh ta lại sử dùng để thổi bay chúng. Nếu xét tới những kẻ đã bị anh chàng này triệt hạ suốt nhiều năm trời, cái tên Nathan có vẻ không phù hợp cho lắm. Xem ra chính cái họ Drake (vịt đực) mới là thứ dẫn tới những cuộc phiêu lưu khám phá của anh ta.

Nathan Hale (Resistance)

Người lính đã cứu nước Anh khỏi tộc Chimera hung ác có lẽ không có mối liên hệ tôn giáo nào thông qua cái tên của mình, tuy vậy anh ta có cùng tên với một gián điệp bị treo cổ vì phản bội nước Anh trong cuộc chiến giành độc lập của Mỹ. Trước khi bị xử tử, Hale đã nói “Tôi tiếc là mình chỉ có một mạng sống để hiến dâng cho Tổ quốc”. Thật may mắn là Nathan không thiếu gì mạng trong game.

Ashley

4.jpg

Xuất phát từ tiếng Anh cổ với nghĩa “cái cây”, “đồng cỏ” hoặc “khu rừng”, cho tới cuối thế kỉ 20 Ashley hầu như chủ dùng để tên đặt cho con trai. Chỉ tới khi vở kịch “The Young and the Restless” lên sóng năm 1980 nó mới trở thành cái tên phổ biến cho nữ. Đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của truyền hình.

Những “Ashley” nổi tiếng:

Ashley Graham (Resident Evil 4)

Làm con gái tổng thống không dễ, nhất là khi bị bắt cóc bởi những kẻ cuồng tín muốn reo rắc dịch bệnh toàn cầu. Liên tục bị đám dân làng nhiễm Las Plagas vác lên vai, khả năng chiến đấu của Ashley trong Resident Evil 4 thật sự tương đương một cái cây.

Ashley Williams (Mass Effect)

Ashley này là một sĩ quan cứng rắn có thành tích chói lọi (tuy có hơi hướm phân biệt chủng tộc) dưới quyền của Shephard. Tính cách nhân vật này được khắc họa có phần đơn điệu và cứng nhắc. Có vẻ cũng giống như một cái cây.

Ashley Riot (Vagrant Story)

Là nhân vật nam hiếm hoi mang tên Ashley, ngài Riot là một thành viên ưu tú (Riskbreaker) của hội hiệp sĩ Valendia. Nhân vật này được giao cho những nhiệm vụ nguy hiểm gắn với những mưu đồ chính trị, giáo phái, ám sát; đồng thời rất ưa thích tông màu nâu của đất.

Kasumi

5.jpg

Cái tên nữ tính này có nghĩa là “sương mù” trong tiếng Nhật. Giống như Ryu, hầu hết những nhân vật nữ mang tên Kasumi trong game thường là ninja hoặc có những đặc điểm của ninja. Một chi tiết thú vị: Misty trong game Pokemon thực chất có tên là Kasumi trong phiên bản tiếng Nhật.

Những Kasumi nổi tiếng:

Kasumi Todoh (King of Fighters)

Kasumi được truyền thụ võ thuật từ người cha, một bậc thầy về aikido và kobujutsu. Sau khi cha bị giết, cô quyết định tham gia giải đấu King of Fighters để trả thù, và cô ta sẽ đè bẹp bất kì kẻ nào ngáng đường.

Kasumi (Dead or Alive)

Nhân vật chính của dòng game DOA nổi tiếng với ninjutsu và kĩ năng đa dạng. Cô ta cũng rời môn phái và tham gia giải đấu Dead or Alive để trả thù cho sư phụ. Tại sao người ta cứ phải tới những giải đấu để báo thù thế nhỉ?

Kasumi Goto (Mass Effect)

Là một siêu trộm, Kasumi nhờ tới sự giúp đỡ của thuyền trưởng Shepard để đánh cắp những dữ liệu quan trọng từ một siêu tội phạm. Cô ta là bậc thày về ẩn nấp, gián điệp, nghe lén và mang bộ đồ bó sát có mũ trùm đầu.

(Còn tiếp)

>> Những tựa game Nhật được kì vọng remake nhất