M1 Garrand: Vũ khí huyền thoại ngoài đời lẫn trong game

F.F Chocobo  - Theo Trí Thức Trẻ | 23/10/2015 06:30 PM

Cây súng từng là một trong những loại vũ khí thông dụng nhất trong lịch sử cũng như video game đề tài Thế chiến thứ II.

Trở lại thời kì thập niên 90 đến đầu những năm 2000, làng game khi ấy đang trong tình trạng bão hòa các tựa game bắn súng lấy bối cảnh Chiến tranh thế giới thứ II mà đỉnh cao nhất là những tên tuổi như series Call of Duty, Medal of Honor, Battlefield 1942. Và trong những sản phẩm này, có một loại vũ khí không bao giờ vắng mặt trong hệ thống trang bị của người chơi - cây súng trường từ động M1 Garrand.


Súng trường M1 Garrand trong game...

Súng trường M1 Garrand trong game...

Không hề sở hữu sát thương khủng khiếp như BFG, thao túng trọng lực như Gravity Gun hay phóng ra tia laser xanh đỏ đầy hào nhoáng, M1 Garrand là món vũ khí thực sự tồn tại ngoài thực tế, thậm chí còn vào sinh ra tử cùng vô số người lính trên chiến trường. Được phát minh vào năm 1920 bởi kĩ sư Jean Cantius Garand (1888-1974) và bắt đầu sử dụng trong quân đội Mỹ kể từ 1936, M1 Garrand đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp hỏa lực cho các đơn vị bộ binh Mỹ trong Thế chiến thứ II cũng như rất nhiều cuộc chiến tranh khác sau này.


...Và ngoài đời thực.

...Và ngoài đời thực.

Một vài thông số kĩ thuật về M1 Garrand: Cây súng này dài 1,1 mét, trong đó phần nòng chiến phần lớn với 60,96 cm. Trọng lượng rời khi không lắp đạn là 4,31 kg, khi nạp đạn đầy đủ (8 viên) là 5.3 kg. M1 Garrand có khả năng bắn từ 40 đến 50 viên đạn trong 1 phút, tầm bắn hiệu quả trong vòng 457 mét trở lại.

Không giống như các loại súng trường cùng thời khác đòi hỏi người sử dụng phải thực hiện thao tác kéo cần gạt để đưa vỏ đạn ra ngoài đồng thời nạp viên đạn kế tiếp trước khi bắn, thiết kế của M1 Garrand cho phép 8 viên đạn trong băng có thể bắn ra liên tiếp, và kết thúc bằng một âm thanh đặc trưng khi phần đáy kim loại giữ chúng bị đẩy ra ngoài.


Thiết kế băng đạn của M1 Garrand.

Thiết kế băng đạn của M1 Garrand.

Cơ chế hoạt động này được Call of Duty mô phỏng giống hệt và vì thế, người chơi không thể thực hiện việc thay băng đạn giữa chừng mà buộc phải bắn tới khi nào hết 8 viên mới thôi. Một khái niệm cơ bản mà bất cứ ai chơi game bắn súng cũng đều biết rõ, đó là luôn luôn nạp đạn trước khi bước vào giao tranh, nhưng với đặc tính nói trên của khẩu M1 Garrand rõ ràng lý thuyết này không thể áp dụng.


Cơ chế nạp đạn của M1 Garrand.

Cơ chế nạp đạn của M1 Garrand.

Vì thế để sử dụng M1 Garrand một cách hiệu quả, game thủ luôn cần phải ghi nhớ số lượng đạn mình đang có hoặc chấp nhận hy sinh một vài viên đạn để thay băng mới. Điều này làm nên sự độc đáo mà hiếm vũ khí nào khác có được, dù cho chúng có mạnh hơn hay đẹp hơn đi chăng nữa.


Trong Call of Duty, cách sử dụng M1 Garrand cũng được làm rất giống ngoài đời thực.

Trong Call of Duty, cách sử dụng M1 Garrand cũng được làm rất giống ngoài đời thực.

Đổi lại ưu thế có thể bắn 8 viên đạn liên tiếp nhau mà không cần thực hiện thao tác nạp đạn, âm thanh đặc trưng khi băng đạn bật ra khỏi súng theo nhiều cựu quân nhân từng tham gia Thế chiến thứ II chia sẻ chính là yếu điểm chết người của cây súng này, bởi kẻ địch ở gần có thể dựa vào đó để xác định thời điểm người lính bắt đầu thay đạn để ập vào tấn công. Có lẽ trong thời kì chiến tranh còn đang diễn ra, đã có nhiều quân nhân bỏ mạng oan uổng vì đặc điểm này của M1 Garrand.

 

Âm thanh đặc trưng khi hết đạn của M1 Garrand.

Dù vậy, một số người lính khôn ngoan thời đó đã nghĩ ra cách giữ lại các băng đạn rỗng của M1 Garrand và dùng chúng ném vào bề mặt cứng như gạch, đá nhằm lừa kẻ địch rằng mình đang thay đạn, dụ chúng rời khỏi vị trí để hạ gục. Còn ngày nay, âm thanh thay đạn đặc trưng ấy đã trở thành một phần không thể tách rời của huyền thoại M1 Garrand mà bất kì tay chơi đam mê súng nào cũng biết.

Trên màn ảnh với rất nhiều bộ phim lấy đề tài Thế chiến thứ II như Saving Private Ryan, The Thin Red Line, Band of Brothers đương nhiên khẩu M1 Garrand cũng có vô số đất diễn. Các nhà làm phim Hollywood cũng không dễ dàng bỏ qua âm thanh đặc trưng khi băng đạn bật ra ngoài của cây súng.

 

M1 Garrand Ping Tribute.

Tham khảo: Kotaku

>> Vũ khí kì quặc nhất thế giới game bước ra đời thực