Homefront thất bại khi tái hiện chiến tranh du kích

Truật Xích  | 19/03/2011 0:00 AM

Cốt truyện tuyệt vời không cứu lại được gameplay theo kiểu “mì ăn liền” như trong Homefront.

Thời khắc tuyệt vời nhất của bộ phim Red Dawn năm 1984 là khi một nhóm thanh niên Colorado tiến hành hàng series những cuộc tấn công du kích vào quân đội xâm lăng Xô Viết lúc đó. Sự rời rạc và chắp vá trong cách phối hợp khiến cho họ lâm vào cảnh bĩ cực trước số lượng đông đảo và thiện chiến hơn nhiều của kẻ thù.
 
Tất cả gợi cho người xem cảm giác hồi hộp đến cùng cực. Homefront, dưới bàn tay viết truyện của John Milius – tác giả kịch bản của Red Dawn ngày nào một lần nữa, cố gắng gợi lại cho người chơi cảm giác đã từng xuất hiện cách đây 27 năm.
 
 
Bằng cách tạo nên một kẻ thù mới – một mối đe dọa lớn hơn cả Xô Viết ngày nào, đó là Triều Tiên, nhà phát triển đã thành công khi tạo ra bối cảnh nửa giả tưởng nửa thực tế như trong Homefront. Tuy nhiên lối kể truyện trong game thận trọng hơn nhiều so với Red Dawn. Điều đó không có nghĩa là cốt truyện của game không hay.
 
Trái lại, trải qua 5 giờ chiến dịch cùng với những đoạn cắt cảnh ấn tượng, hình ảnh nước Mỹ bị xâm lăng hiện lên thực sự ấn tượng đến khó tin. Điều này còn kết hợp với khung cảnh quê hương “chú Sam” bị tàn phá sau bao nhiêu năm và nỗi nhục nhã khi phải chịu ách chiếm hữu như thế nào.
 
 
Chúng ta có thể nhìn thấy những nhóm di dân đang trốn chui trốn nhủi trong những khu đô thị đổ nát, những xác người chết đói ngoài ngoại ô hay treo lủng lẳng trên tháp nước. Rõ ràng Homefront đã tỏ ra mình không phải là tay mơ khi dựng nên một khung cảnh giả tưởng “như thật” đến vậy. Về mặt cốt truyện về cách biểu cảm, xây dựng, có thể cho Homefront điểm 9 cho sự tuyệt vời.
 
Tại sao lại không phải là điểm 10 toàn mỹ? Vì một lẽ game quá ngắn và diễn ra với tốc độ quá nhanh. Một người chơi bình thường cũng có thể quét sạch màn chiến dịch chơi đơn trong khoảng từ 4 đến 6 giờ đồng hồ. Điều này tạo cảm giác như bạn đang xem một bộ phim tài liệu dài hơi chứ không phải thưởng thức game.
 
 
Thế nhưng hệ thống chiến đấu thì lại không hợp với cốt truyện ấn tượng đến thế. Một loạt các hành động hỗn hợp bao gồm ngắm bắn, tập kích và phòng thủ được vẽ ra trước mắt người chơi. Đáng tiếc là tựu trung, chúng chỉ xoay quanh lối chơi bắn và ẩn nấp quen thuộc, không tạo ra được cảm giác: Đây là một cuộc chiến tranh du kích chứ không phải Rambo.
 
Đạn dược dành cho bạn nhiều vô tận trong khi các đồng đội máy thì y như Call of Duty, đều là những tay bất tử. Sử dụng Goliath – cỗ xe chiến đấu hạng nhẹ là một trải nghiệm hấp dẫn và ấn tượng nhưng chỉ có vậy, vì nó khiến mọi thứ trở nên quá dễ dàng.
 
Về cơ bản, Homefront học hỏi rất nhiều ở chính Call of Duty tuy nhiên chính vì chỉ toàn là học hỏi nên nó thiếu đi rất nhiều sự sáng tạo. Tất cả những gì người chơi phải làm, nếu họ đã từng chơi qua Modern Warfare, sẽ khiến họ cảm thấy thật nhàm chán.
 
 
Điều hấp dẫn nhất ở Homefront, ngoài mặt cốt truyện thì đó là chế độ chơi nhiều người dựa trên lớp nhân vật. Game đi theo hướng xây dựng các đội chiến binh cùng kho vũ khí cần “mở khóa”. Đặc biệt nhất là Battle Points (có thể sử dụng để mua trang bị và robot). Như đã nói ở trên, nếu như phần chơi đơn chưa tạo nên được cảm giác “chiến tranh du kích” thì phần chơi mạng đã thực sự thành công.
 
Với máy chủ hỗ trợ tới 32 người chơi cùng lúc, khung cảnh chiến trường trở nên hỗn loạn hơn bao giờ hết. Một cuộc chiến sinh tồn mà chỉ sai lầm hay kể cả trở nên an toàn quá bằng cách trốn và nấp cũng khiến bạn phải trả giá. Đó là sự đấu tranh giữa những quyết định mang tính sống còn.
 
Nói tóm lại, Homefront đã thành công ở mặt cốt truyện nhưng thất bại ở gameplay. Nếu như bạn muốn thưởng thức một tựa game mang tính du kích chiến tranh, chiến đấu trong sự nơm nớp lo sợ thì Homefront không giống như vậy. Nhưng với phần chơi mạng của game, nó thực sự biến thành một cuộc chiến theo đúng nghĩa.