Kể từ sau vụ lùm xùm với nhà thiết kế Hideo Kojima, hình ảnh của Konami đã xấu đi rất nhiều trong mắt cộng đồng game thủ. Liên tục những lời chỉ trích nhắm vào hãng game Nhật Bản mỗi khi có bất kì thông tin nào liên quan tới sản phẩm của họ xuất hiện trên mạng, và những gì mà trang tin nổi tiếng Nikkei mới tiết lộ gần đây xem ra lại tiếp tục khiến cho tai tiếng Konami trở nên tồi tệ hơn nữa.
Cụ thể, thông tin có liên quan tới chính sách đối đãi nhân viên của Konami. Là một trong những tập đoàn game lớn nhất Nhật Bản hiện nay, ai cũng cho rằng điều kiện làm việc tại đây phải rơi vào hàng "top" nhưng thực tế lại hoàn toàn trái ngược. Bắt đầu từ năm 2010 khi Konami chuyển hướng sang tập trung phát triển game mobile sau thành công của Dragon Collection, nhân viên Konami hàng ngày phải làm việc dưới những điều kiện mà Nikkei mô tả không khác trại giam là bao.
Kojima Productions - nơi phát triển Metal Gear Solid V (nay đã bị giải thể) từng là một trong những studio lớn nhất của Konami. Dù vậy máy tính tại đây không có kết nối internet và chỉ có khả năng nhắn tin trong nội bộ với nhau.
Giờ nghỉ trưa, toàn bộ nhân viên đều bị giám sát thời gian rời khỏi chỗ làm và nếu quay trở lại muộn, tên của họ sẽ bị bêu rếu khắp công ty. Camera trang bị cho văn phòng mang mục đích chống trộm thì ít mà thay vào đó để theo dõi chính những người đang làm việc trong đó.
Địa chỉ email của từng nhân viên không cố định, thường xuyên thay đổi ngẫu nhiên hàng tháng ngoại trừ những cá nhân phải làm việc với đối tác bên ngoài như bộ phận sale hay PR. Một cựu nhân viên Konami cho biết hình thức này sinh ra để phòng chống nguy cơ "chảy máu chất xám" ra bên ngoài. Các trang tin game cho biết email liên lạc của nhân viên Konami thường có dạng vài chữ cái đi kèm cùng chuỗi số phía sau.
Những nhân viên có năng lực kém cỏi sẽ bị thuyên chuyển công tác sang các bộ phận như... bảo vệ, lao công quét dọn ở phòng tập thể hình hay khá khẩm nhất là công nhân làm việc trong dây chuyền sản xuất máy đánh bạc. Không chỉ nhân lực mới mà ngay cả những cá nhân từng làm việc trong các dự án game nổi tiếng cũng có khả năng rơi vào trường hợp này. Vào năm 2013, trang tin Asahi đã có bài phỏng vấn với một cựu nhân viên Konami vì bị giáng chức mà đã mắc phải chứng trầm cảm nặng. Thậm chí bất kì nhân viên nào like hay comment mang tính chất ủng hộ post Facebook của nhân viên nay sau đó cũng sẽ phải chịu số phận tương tự.
Hiện Konami chưa có bình luận gì về thông tin đầy tai tiếng này, nhưng thực hư ra sao rõ ràng đều có ảnh hưởng
>> Chuyện gì đang xảy ra với công ty game console Konami?