Góc nhìn toàn cảnh về những "siêu thị" game bản quyền

Nút Chuối  Theo PCWorld | 27/10/2015 12:35 PM

Một cái nhìn toàn cảnh về những 'siêu thị' game bản quyền hiện thời được cộng đồng game thủ và các nhà phát triển game toàn cầu quan tâm.

Steam xưa nay vẫn vậy, nhưng có lẽ Steam không thay đổi là dấu hiệu cho sự lùi dần vì hiện chợ game khác càng ngày càng lớn hơn, mạnh hơn. Như hãng game Valve vừa hé lộ những chiến dịch kinh doanh dài hơi của họ. Microsoft hứa hẹn làm ngỡ ngàng cả ngành game với Windows 10 và HoloLens . Và rồi câu hỏi xưa nay: khi nào game PC sẽ chết? Có vẻ như game PC nhiều lúc thăng, lúc trầm nhưng không hề có dấu hiệu “chết”.

Steam không chỉ là cái chợ game bản quyền đơn thuần như thời gian đầu vào năm 2003 nữa, chỉ mua game rồi qua đó bán lại cho game thủ ăn hoa hồng. Hiện thời, Steam đưa ra được nhiều tính năng khác mà game thủ cần, như bán phiên bản game số, quản lý bản quyền cho game thủ, nền tảng chơi nhiều người (multiplayer) và bắt cặp trận đấu, chia sẻ nội dung, mạng xã hội, cập nhật game, lưu game trên đám mây, tạo nhóm và mới nhất là lọc nội dung game theo sở thích cá nhân. Tất cả dịch vụ cộng thêm đều miễn phí (trừ phí mua game không tính đến game lậu, game crack).

Và Steam không chỉ là nơi để game thủ mua game, nó còn là nơi cho các nhà làm game bán game. Đúng như một cái chợ. Steam có thể theo dõi được doanh số và số liệu người chơi, giúp các cửa hàng game dựa vào đó đưa ra chương trình khuyến mãi, giảm giá game. Steam thu hoa hồng 30%, thấp hơn nhiều so với 70% mà các nhà bán lẻ game bên ngoài áp dụng.

Tuy có vô số tính năng hấp dẫn như thế nhưng Steam không phải lúc nào lôi cuốn, hấp dẫn. Steam từng là nền tảng thống trị trong “thời đại” của nó. Valve có vẻ không cạnh tranh hiệu quả với Steam. Valve chỉ do một cá nhân sở hữu, mang tính độc quyền nhưng nếu Valve làm một điều gì đó táo bạo thì có thể Steam sẽ chao đảo. Trong khi đó, Leaf Corcoran lập ra một trang phân phối game indie miễn phí itch.io thì nghĩ rằng Steam hay Valve khiến ngành game PC phát triển èo uột.

Vấn đề là chẳng có nơi nào phát triển một nền tảng nhiều chức năng như Steam. Có 3 nền tảng khác khá giống với Steam: Origin, uPlay và Battle.net. Nhưng cả ba đều là chợ "đóng" chỉ bán game từ các nhà phát triển cố định, thân thuộc nào đó. Vậy có hệ thống nào hiện nay giống với Steam hay không?

Đầu tiên, game không thuộc Steam cập nhật như thế nào? Qua các dịch vụ riêng của các nhà phát hành, như Orgin, uPlay và Battle.net, có khuynh hướng tự động cập nhật; GOG.com sẽ thông báo có bản cập nhật mới nếu bạn đăng ký thành viên hoặc để chương trình tự download của nó chạy nền; và một số game phổ biến có tích hợp chức năng tự động cập nhật, như Minecraft hay Terraria. Hầu hết với game còn lại thì phải kiểm tra bản cập nhật trên trang web của nhà phát triển.

GameSpy xuống dốc có nghĩa là Steam thống trị tính năng nhiều người chơi trong game. Vậy có nhiều người chơi game multiplayer bên ngoài Steam? Rất ít. Một số dịch vụ nhiều người chơi như GameSpy cũng đã biến mất, nghĩa là Steam hầu như là cách duy nhất để tìm kiếm những game nhiều người chơi, nhất là khi nhiều nhà phát triển sử dụng Steamworks để phát triển game nhiều người chơi.

Đến với mã nguồn

Còn về khả năng tìm kiếm game mới? Game thủ dễ dàng tìm được nhiều game mới trên thị trường qua nhiều nguồn, ngoài chức năng đánh giá và hệ thống lọc nội dung của Steam. Các nhà báo game trên mạng thường tìm thông tin phát hành game mới ở những trang như RockPaperShotgun, và đề xuất game mới cho người chơi. Hiện thời, rất ít tựa game được bán độc quyền trên Steam, vì phần lớn chúng cũng được phân phối chính thức thông qua các nhà phân phối cấp 2 như GamersGate hoặc GOG.

Hơn nữa, itch.io càng khiến cho Steam trở nên nhàm chán vì itch.io luôn có những game tuyệt vời từ khắp nơi trên thế giới. Đáng nói hơn là phần lớn chúng đều miễn phí.

Nhưng cũng cần nói rằng chưa có đâu có được những tựa game đa dạng nguồn gốc như Steam, từ các nhà phát triển game hàng đầu, cho đến các game chuyển đổi từ iOS sang, game nhiều người chơi (MMO) và cả những tựa game indie. Steam là chợ game duy nhất có bộ sưu tập game lớn nhất. Và những dịch vụ như GameSessions.com còn cho người chơi chơi thử game trên Steam trước khi mua. Steam còn có một tính năng rất quan trọng: mạng xã hội .

Tính năng xem người khác chơi game trực tiếp (streaming) của Twitch đã khiến Steam trở thành kẻ theo sau về tính năng này. Cá nhân hoá Mạng xã hội là “cây đũa thần”, là nền tảng để Steam đề xuất game mới cho người chơi. Game thủ có thể đánh giá game, thay cho điểm số MetaCritic, và một cá nhân hay tập thể nào đó có thể tự thiết lập ra những đề xuất game tên là Steam Curator. Bạn sẽ chọn game dựa trên bài viết đánh giá của báo chí hay dựa trên đề xuất của bạn bè?

Tương tự vậy, Steam cũng có các kênh video. Twitch.tv là dịch vụ streaming game nổi tiếng, sản xuất video và được game thủ đóng góp video nhiều hơn so với Steam. Hầu hết người dùng sử dụng các công cụ khác như Open Broadcast Software để tạo video riêng, còn bản thân Twitch đơn giản là tìm người xem. Như các công cụ ghi âm trong game World of Warcraft, Steam cũng có chức năng streaming video nhưng nó không thể thay thế được Twitch.

Ứng dụng duy nhất hiện nay có thể bắt chước được tính năng mạng xã hội này là Raptr, có kèm trong card đồ hoạ ATI. Ứng dụng chạy trên màn hình chính dashboard và theo dấu mọi game khi bạn chơi, trên nhiều nền tảng khác nhau, trong đó có PC, nên bạn có thể thấy bạn bè mình trên ấy. Nó cũng bắt chước mô hình cộng đồng và nhóm chơi game trong Steam nên người chơi dễ dàng tìm được ai chơi những game độc, lạ, phức tạp như Mount hay Blade, hoặc tìm những hướng dẫn chơi những game nhập vai phức tạp như Divinity: Original Sin.

Tuy vậy, Raptr không có được mạng xã hội độc đáo của Steam: chia sẻ trong gia đình (family sharing). Tính năng cho phép người chơi chia sẻ game với người khác. Miễn là bạn đăng nhập vào một máy tính và chấp thuận chia sẻ tài khoản, để người chơi khác ngồi trên máy đó có thể chơi game của bạn khi bạn không chơi. Tính năng này rất hữu ích để chống lại nạn game không có bảo vệ bản quyền DRM và game lậu. Bạn dùng tính năng này để chia sẻ game với người thân trong nhà.

Có 2 yếu tố độc đáo khác của Steam bị trang Kickstarter lấy ý tưởng. Đó là hệ thống Greenlight của Steam, cho game thủ đánh giá tựa game và hệ thống Early Access trước khi game được phát hành chính thức. Nhưng Kickstarter lại tiến xa hơn thế. Trang web cho phép người chơi chấp thuận game và truy cập được đến bản alpha, lúc đó game còn “thô” hơn cả bản ở trên Steam. Tuy nhiên, Kickstarter không đảm bảo game bạn chấp thuận chơi thử là có thể chơi được, còn Steam Early Access ít nhất ghi rõ là có thể bạn chơi một bản game bị lỗi.


​
Làm giảm chất lượng game là giải pháp chống sao chép, game lậu của hang Bohemia Interactive.

Làm giảm chất lượng game là giải pháp chống sao chép, game lậu của hang Bohemia Interactive.

Khó cho nhà phát triển game

Trong khi có nhiều phần mềm bắt chước kiểu của Steam nhưng chúng lại không phải là nền tảng hoàn chỉnh, thống nhất. Tình huống này càng khiến cho các nhà phát triển game rơi vào thế khó.

Tự bản thân việc phát hành game qua mạng mới chỉ là một phần nhỏ của vấn đề. Hiện nay rất dễ phân phối game qua mạng. Nếu nhà phát triển muốn tự mình bán game thì có nhiều công cụ thương mại điện tử sẵn có, mà đầu tiên có thể kể đến như PayPal. Còn nếu muốn bán hàng trực tuyến tự động thì có X-Cart hay Shopify với mức phí thấp.

Nhưng để người mua biết được game bán ở đâu mới là khó. Đối với game indie thì yếu tố quan trọng nhất là tần suất xuất hiện trên mạng. Nếu game hay mà không ai biết thì đã là thất bại. Greenlight và itch.io có thể là một giải pháp hữu ích nhưng cả hai lại không hoàn hảo. Nếu game nào cũng có tần suất xuất hiện cao thì chẳng game nào nổi bật cả.

Thị trường tự do

Hầu hết game thủ tìm game mới qua Steam, thông qua quảng cáo, báo chí và YouTube . Việc thuê làm PR cho một tựa game mới rất tốn kém. Cân đo lại thì chi phí quảng cáo chưa thể bù lỗ được từ tiền mua game của game thủ. Do đó, Steam vẫn là cách tốt nhất cho cả nhà phát triển game lẫn người chơi tìm game mới.

Đối với chúng ta, có vẻ Steam đang bị chững lại do yếu kém trong cách đưa ra game mới, đề xuất game mới cho người chơi, nhưng Steam lại có hệ thống cho người chơi đề xuất game và có tính năng theo dõi người chơi “pro” nào đó. Vì vậy, việc đánh bóng thương hiệu càng làm cho những tựa game nổi tiếng càng thêm nổi tiếng hơn, như game Shadows of Mordor. Một tựa game cực hay nào đó cũng chẳng đi được đến đâu nếu không được thị trường đồn thổi, như trường hợp của game Spelunky.

Bản quyền game

Khi người chơi mua được game thì tiếp theo, nhà phát triển không muốn người đó cho kẻ khác chơi, trừ trường hợp của GOG (đây cũng là điểm mà GOG tự hào, hoặc có thể là thế mạnh cạnh tranh vì game trên GOG không hề có bảo vệ bản quyền). Phần mềm bảo vệ bản quyền DRM (Digital Rights Management) là phương pháp thông thường để hạn chế tài khoản chơi game của người chơi đơn lẻ, và nó được tích hợp trong hệ thống của Steam, Origin, U-Play và Battle.net.

Cũng có những giải pháp bảo vệ bản quyền khác, như khoá phần mềm trên CD mà các nhà phát triển đưa ra, và kiểu khoá DRM SecureRom và SafeDisc cũng từng được dùng nhiều, nhưng vấn đề là khoá mã trên CD sẽ khiến người chơi hợp pháp không chơi được khi họ tạm thời không có kết nối mạng để xác nhận khoá. Steam giải quyết vấn đề này bằng chế độ offline, cho bạn chơi được hầu hết game nếu ở chế độ offline. Hoặc nhà phát triển có thể làm giống như Bohemia Interactive, nhà phát triển game ARMA và Operation Flashpoint làm, là cho phép người chơi chơi các game không khoá DRM, nhưng dần dần giảm tính năng trong game, ví dụ phiên bản ARMA miễn phí thì độ chính xác trong tầm ngắm bắn bị giảm và thỉnh thoảng bạn biến thành chú chim nào đó.

Mặt trái của DRM là game phát hành qua Steam sẽ không chạy được nếu hệ thống của Steam bị lỗi. Vì vậy, nếu Steam bị lỗi thì người chơi không thể truy cập được game. Đồng thời người chơi cũng không chắc được mình có quyền sở hữu game đó hợp pháp hay không, vì mọi dữ liệu mua bán đều nằm trên máy chủ của dịch vụ. Nhiều nhà phát hành phần mềm chuyển từ việc xem phần mềm là một sản phẩm sang xem phần mềm là một giấy phép, tương tự như chuyển từ quyền sở hữu sang thuê mướn. Hệ thống không khoá DRM của GOG có vẻ như tốt nhất hiện nay.

Và làm thế nào để chơi game nhiều người chơi hoặc bắt cặp đấu game mà không qua Steam? Cũng có vài giải pháp riêng, như GameSpy, nhưng với Steamworks, tính năng này “dẹp tan” mọi giải pháp còn lại. Các nhà phát triển có thể tạo tính năng bắt cặp của riêng họ nhưng phải bỏ ra rất nhiều công sức. Và khi các nhà phát triển Magicka làm được tính năng nhiều người chơi thì vấp phải lỗi và khiến người chơi buồn bực. Đến phiên bản Magicka 2, tính năng này mới được cải thiện.

Hãng game Xiotex Studios đề xuất một bộ phát triển có tên Player.IO, và Yahoo lập tức sử dụng bộ công cụ này. Đó là một tập các hệ thống miễn phí, cung cấp mã nguồn về mạng, lưu game trên mây, có các tính năng tiểu giao dịch trong game và vài tính năng thiết yếu khác.

Tương tự vậy, GOG đang phát triển riêng một hệ thống tương tự như Steamworks có tên là GOG Galaxy. Theo GOG, có vài game đã sử dụng hệ thống đa người chơi này, gồm: Double Dragon Trilogy, The Witcher Advanture Game và Alien vs Predator Classic 2000.

Phân tích game

Có một tính năng cần nói đến là đánh giá game. Nhà phát hành muốn biết ai mua game, ở đâu, chơi trong bao lâu và quan trọng nhất là tại sao họ không chơi nữa. Xiotex Studios đề xuất dùng Google Analytics vì công cụ này vừa tốt, vừa miễn phí, mặc dù nó hợp với theo dõi website hơn là trong game.

Hai yếu tố quan trọng khác là cho nhà phát triển cập nhật game từ xa và người chơi tuỳ chỉnh. Steam cung cấp bản cập nhật game dễ dàng, miễn phí, trong khi Steam Workshop hỗ trợ tuỳ chỉnh game rất thuận tiện, nhưng bạn vẫn cần tạo nó bên trong game và người chơi vẫn cần tinh chỉnh một chút. Xiotex Studios cho rằng tính năng hỗ trợ tinh chỉnh game có 2 mặt: đầu tiên là game phải hỗ trợ khả năng này và tuỳ thuộc nhiều vào người chơi; thứ hai là bản chỉnh sửa sẽ được lưu ở đâu và làm thế nào giữ chúng không bị mất. Đối với những game lớn, có lẽ người chơi muốn một dạng nội dung như Content Delivery Network giống của Amazon.

Những dịch vụ thay thế Steam


Origin

Origin

EA lấy hết game của họ ra khỏi Steam và bỏ vào dịch vụ của riêng họ là Origin, mặc dù U-Play cũng có game của EA. Origin có tính năng mạng xã hội nhưng không ai dùng, có những cửa sổ pop-up và thỉnh thoảng cho người chơi chơi game cũ miễn phí, cho chơi thử miễn phí game mới trong khoảng thời gian nào đó.


U-Play

U-Play

Dịch vụ này của Ubisoft, bán các game của những nhà phát hành game nổi tiếng (hạng AAA), trong đó có Capcom, EA và Square Enix. Dịch vụ này cho bạn mở khoá các thành tựu game (trophy) để tích điểm tải về các nội dung phụ trong game (DLC). Dịch vụ này cũng có mạng xã hội nhưng không ai dùng và cũng có những cửa sổ pop-up khá bực mình.


Battle.net

Battle.net

Đây là nơi duy nhất để mua và chơi được 5 game của Blizzard (World of Warcraft, Diablo III, Starcraft II, Hearthstone và Heroes of the Storm), do Activision-Blizzard sở hữu. Nó có tính năng mạng xã hội được dùng nhiều, và có tính năng nhiều người chơi mạnh mẽ. Ngoài ra, chẳng còn gì đáng giá khác.


Humble

Humble

Dịch vụ này hầu hết là bán gói game và các game dung lượng lớn, nhưng lại không có hoa hồng cho các nhà phát triển. Humble cũng bán game di động. Trong tiền bán game, Humble trích 10% làm từ thiện và 15% còn lại cho Humble (so với của Steam là 30%).


GOG.com

GOG.com

Tên gốc của dịch vụ này là "Good old games", nhưng hiện nay GOG không chỉ bán game cổ điển mà còn bán mọi loại game máy tính khác nhau, mới có, cũ cũng có. Tuy nhiên, người sở hữu GOG là CD Projekt (công ty phát triển game The Witcher) nên họ tập trung bán game mới nhiều hơn. Có vẻ như dịch vụ này giống với Steam nhất.

Chỉ bán game của các nhà phát triển game đơn lẻ mặc dù ông chủ Corcoran nói rằng Itch.io cũng bán game của các nhà sản xuất hạng AAA. Dịch vụ bán các gói game và có nhiều game miễn phí. Dịch vụ này không lấy tiền của bên nào cả. Đây có thể là nơi bạn nên ghé qua.

Những dịch vụ khác

Đó là: Gamersgate, Green Man Gaming, Direct2Drive và một số trang web nhỏ khác làm nên thị trường game trực tuyến. Có một số dịch vụ có chính sách rất linh động, như GMG cho người chơi bán lại bản quyền game mà họ đã mua và chơi chán.

Không nhiều lựa chọn

Hiện tại, không có nơi nào có thể chiếm được chỗ của Steam. Nhiều tựa game mà hệ thống này có, cạnh tranh về giá cả, tính năng mạng xã hội là 3 điểm mấu chốt khiến các hệ thống cạnh tranh khác không theo kịp Steam. Vài nhà phát hành game cũng có được vài tính năng tương tự nhưng lại không đồng nhất, không áp dụng được cho nhiều game.

Tuy nhiên, đối với các nhà phát triển, có nhiều chọn lựa thay thế khác về mặt kỹ thuật. Đối với game indie, vấn đề lớn nhất là làm sao bán được game, có nghĩa là làm sao game của họ được biết đến. Dù cho Steam có giới thiệu vô số game chất lượng kém nhưng Steam vẫn là địa điểm duy nhất mà game thủ PC tìm đến.

Điều này có nghĩa là Steam là điểm đến đầu tiên của game thủ PC để tìm game mới. Nếu bạn là một nhà phát triển game PC và muốn bán được game thì bạn cần bán trên Steam trước. Còn nếu bạn muốn bán ở nơi khác thì bạn phải đầu tư thêm, có thể để xuất game ấy sang các nền tảng khác như di động hay console hay bán qua các đối tác bên thứ 3 hoặc bán trực tiếp. Còn hiện thời, Steam vẫn thống trị.