Trước tiên hãy bắt đầu với những luận điểm kiểu như: “Gameplay hấp dẫn có thể cứu lấy cả một câu truyện dở nhưng một câu truyện hay không thể cứu được gameplay tẻ nhạt”, “Tựa game này chán chết. Người chơi thích nó chỉ vì những đoạn cắt cảnh lòe loẹt làm lóa mắt”, “Kể truyện trong game là không cần thiết bởi vì lồng truyện vào game là ngớ ngẩn”, “Nếu tôi muốn đọc cốt truyện hay, tôi sẽ tìm đến với một quyển sách”… Tất cả những lời kết luận/khẳng định đó nên được chấm dứt ngay lập tức.
Cốt truyện và gameplay không phải là 2 thứ có thể tách rời dễ dàng.
Thế giới game là một nền văn hóa muôn màu và riêng biệt với những đặc điểm khác thường, được hình thành theo nhiều dạng khác nhau và mang đến cảm xúc cho tất cả mọi người. Với sự ra đời của những tựa game casual, Wii và Facebook, nền công nghiệp game đang mở rộng ra nhiều đối tượng khán giả hơn xưa. Muốn khám phá thế giới, muốn sở hữu một con thú cưng kỳ lạ hay chỉ đơn giản là muốn bắn súng mà không bị cấm, người ta sẽ tìm đến game. Nhưng có những người nhìn nhận game như một thứ văn hóa của riêng họ.
Thực ra tất cả mọi người đều bị “dính chặt” vào ý kiến của riêng họ khi sản sinh và “tiêu thụ” game. Vì thế nếu bạn không quan tâm đến lối kể truyện, ghét những đoạn cắt cảnh loằng ngoằng hay coi phần cốt truyện của game là thứ đáng vứt đi thì… cũng chẳng sao cả. Và kể cả nếu bạn muốn nhà phát triển hãy ngừng quan tâm đến cốt truyện mà tập trung vào thiết kế và gameplay thì cũng cứ nói với họ.
Thế nhưng, hãy nhớ một điều rằng game không thuộc về bất kỳ một nhóm người nào cả. Game phục vụ những game thủ casual ở mức độ không khác gì những game thủ hardcore, từ đứa trẻ 9 tuổi cho đến ông già đã 90 cũng không có sự khác biệt.
Nhiều người tìm đến game chỉ vì nó mang cốt truyện của một sản phẩm giải trí ăn khách khác.
Rất nhiều nhà phát hành game, trái lại, lại muốn bán các tựa game dựa trên những tác phẩm văn học, truyện tranh ăn khách và dĩ nhiên là cũng rất nhiều game thủ muốn bỏ tiền ra để sỡ hữu chúng. Một lượng lớn game thủ đến với game do động lực đến từ các phương tiện giải trí khác như phim ảnh, truyện tranh… thậm chí trước đó, họ còn không có khái niệm gì về game.
Vì thế khi game ra mắt với một cốt truyện hấp dẫn thì đã là đủ để những gì họ từng mơ ước trở thành hiện thực, dù cho thực tế thì nhiều game tương tự như vậy có gameplay dở tệ.
Ngoại trừ những game thủ mà thế giới của họ chỉ quanh quẩn gồm toàn những mini game như đánh bài, xếp hình, dò mìn… thì điều mà tất cả giới game thủ hướng tới đó là cốt truyện trong game. Người chơi có thể ghét những đoạn cắt cảnh dài, chưa từng thuộc qua một câu truyện dù là đơn giản, những đoạn hội thoại ngốc nghếch nếu như nhà phát triển không chú trọng vào việc xây dựng cốt truyện. Nhưng họ hẳn nhiên, lại không muốn loại bỏ yếu tố cốt truyện trong game vì không một ai thích thứ gameplay “trần trụi” cả.
Một số trường hợp ngoại lệ: game không cần cốt truyện.
Game bắn súng sẽ chẳng có gì hay nếu như nó yêu cầu bạn chỉ việc bắn những mục tiêu di động phía trước, game đánh đấm sẽ chỉ là “ra oai” với những hộp các tông vô tri vô giác. Để biến “mục tiêu” của game thủ trở nên sống động thì bắt buộc, một tựa game phải có cốt truyện.
Và vì thế, tất cả những gì mà chúng ta cần phải làm đó là loại bỏ những luận điểm thiển cận đã đưa ra ở trên. Gameplay và cốt truyện không phải là một cuộc đối đầu giữa 2 phe phái mà đó là mối quan hệ cộng sinh.
Với những ai vẫn cho rằng họ chỉ cần 1 trong 2 thứ là đủ thì tốt thôi, đó là sự cảm nhận của mỗi người.