Far Cry 3: khóc ròng chờ ngày siêu phẩm ra đời

PV  | 04/02/2012 02:00 PM

Việc tựa game tiến xa tới tận phần thứ 3, ít ai có thể nói rằng nó chỉ là một đoạn phim quảng cảo trong khi trên thực tế, nó xứng đáng được vinh danh giống như một bộ phim hành động Hollywood

Far Cry từ trước cho đến nay vẫn luôn được coi là một tấm biển quảng cáo đầy màu sắc để cho Crytek có thể phô trương sức mạnh của Cry Engine - bộ công cụ đắc lực mà nhà sản xuất đã sử dụng để tạo nên những khung cảnh rộng lớn, hùng vĩ và đặc biệt rất chi tiết và chân thực.
 
Tuy nhiên, việc tựa game tiến xa tới tận phần thứ 3, có lẽ chẳng mấy ai còn nói rằng nó chỉ đơn thuần là một thứ demo phô trương công nghệ nữa trong khi trên thực tế, nó xứng đáng được vinh danh như một tựa game FPS đỉnh cao.


Câu chuyện trong phần đầu tiên bắt đầu tại hòn đảo Jacuta tươi đẹp ngoài khơi xa. Nó chắc chắn sẽ là một thiên đường nếu như không có sự xuất hiện của bè lũ khủng bố và cướp biển tàn bạo. Nhiệm vụ của người chơi đơn giản là tiêu diệt hết bè lũ vô lại này. 
 
Người chơi có thể tự chọn cho mình một phong cách chơi hoàn toàn tự do miễn là hoàn thành nhiệm vụ, ví dụ như thể hiện phong cách "anh hùng Hollywood” bằng việc xách súng lao thẳng vào quân thù hoặc ngược lại, âm thầm lén lút tiêu diệt từng tên địch với nhát dao chí mạng. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào bạn.
 

Tiếp nối thành công của phần đầu tiên, Far Cry 2 đưa người chơi rời khỏi những cánh rừng xanh tươi và đến với một vùng đất hoang mạc xa xôi, khô cằn ở Châu Phi. Bạn tham gia cuộc chơi trong bối cảnh cuộc tranh chấp vũ trang giữa 2 phe chính phủ và phe cực đoan đang diễn ra ác liệt. Nhiệm vụ chính đặt ra đó là truy đuổi The Jackal – kẻ đứng đằng sau hưởng lợi từ việc bán vũ khí cho cả hai bên.

Sử dụng thiết bị GPS để định hướng, hiệu ứng thời tiết cùng với chu kì ngày đêm, cảm giác bắn súng rất thật từ độ giật, tiếng nổ của súng đến tương tác của đạn lên địch, những vết xước trên vũ khí sau mỗi lần sử dụng … Mọi thứ đều hoàn hảo và tất nhiên mọi thứ đều xuất phát từ Cry Engine – lúc bấy giờ nó đã có một phiên bản mới mang tên Dunia.


Dù vậy, Far Cry 2 vẫn mắc phải một số sai lầm đáng trách. Về cuối game, gameplay bị loãng khi mà có tới 9 nhân vật khác nhau để chơi, bàn đồ lớn quá mức cần thiết, cốt truyện bị kéo dài một cách khá “lộ liễu”,... đều là những điểm trừ lẽ ra không đáng có.

Chính vì vậy, với sự trở lại của mình trong phiên bản thứ ba, nhà sản xuất hứa hẹn sẽ giảm thiểu triệt để những hạt sạn trong khi vẫn kết hợp những ưu điểm của hai phần trước. Ở phiên bản lần này, người chơi sẽ được trở lại một hòn đảo nhiệt đới xanh tươi và theo chân nhân vật chính - Jason Brody trong cuộc hành trình tìm lại cuộc sống của mình.
 
Lúc này, Brody đang có một tuần tồi tệ khi mà thuyền của anh thì bị chìm, bạn gái bị bắt cóc và bản thân anh đang mắc kẹt trên một hòn đảo hoàn toàn cách biệt với thế giới văn minh. Và còn tồi tệ hơn nữa khi mà trên chính cái nhà tù giữa biển khơi này, khủng bố và bạo lực diễn ra như cơm bữa, đó là còn chưa kể đến những nhân vật kì dị mà anh gặp phải trên suốt cuộc hành trình.

Theo như giám đốc phụ trách kịch bản – Jason VandenBerghe, để làm tăng tính chân thực của các đoạn hội thoại trong game, các diễn viên lồng tiếng không chỉ thực hiện công việc đơn thuần mà đòi hỏi phải vừa lồng tiếng vừa diễn xuất cũng với những diễn viên khác để có được những cuộc đối thoại ăn khớp, phù hợp nhất với bối cảnh diễn ra trong thế giới ảo.
 
Những cảm xúc của nhân vật, tiếng nói chuyện, la hét xa gần đều sẽ được chuyển tải một cách chân thực nhất tới người chơi. Một chi tiết hậu trường khá nhỏ nhặt nhưng lại được Ubisoft Montreal đầu tư vô cùng kĩ lưỡng nhưng rất có thể chính sự tỉ mỉ đáng ngợi khen này sẽ làm thay đổi nền công nghiệp game trong tương lai.

Bên cạnh đó, không chỉ âm thanh mà xét về góc độ gameplay, Far Cry 3 cũng có những thay đổi đáng kể như tăng thêm mức độ cảm giác về vị trí khi ở dưới nước với hiệu ứng mới, cùng với việc đưa nhiều lựa chọn để giải quyết một tình huống mà không làm mất đi sự chặt chẽ trong bố cục game, điều mà Far Cry 2 đã mắc phải. Phần 3 được kì vọng sẽ không đi vào vết xe đổ này của người tiền nhiệm nhưng vẫn giữ được lối hành chơi hành động tự do trong một sân chơi rộng mở.

Một điểm đáng chú ý nữa đó là, trong lần trở lại này, nhà sản xuất sẽ còn thêm vào hệ thống ám sát và hệ thống cover. Kĩ năng ám sát không phải là một điều gì mới trong các game hành động nói chung và ngay cả ở phần 2 nó cũng đã xuất hiện. Thế nhưng Far Cry 3 vẫn tự tin sẽ tạo nên điều khác biệt nhờ tính linh hoạt và khả năng ứng biến đa dạng, như việc bạn có thể tóm lấy một tên và tặng cho hắn một nhát dao, sau đó phi dao để giải quyết luôn tên còn lại trong lúc hắn còn chưa để ý. 
 
Trong khi đó, cơ chế cover (yểm trợ) lẫn nhau của AI sẽ khiến gameplay thêm phần kịch tính và gây khó khăn phần nào cho game thủ. Giống như với Orchestra 2 hay Killzone 2, những tên địch sẽ có độ cảnh giác rất cao, bạn không thể nào bắn lén một tên địch mà những tên khác không nhận ra. Như vậy chúng ta có thể thấy tính năng ám sát mới sẽ có đất để trình diễn và đồng thời cũng để khắc chế chính cơ chế cover của AI, điều này hứa hẹn se tạo nên những trải nghiệm mới cho người chơi.

Với nên đồ họa tuyệt vời gắn mác Cry Engine kết hợp với một cốt truyện hội tụ đủ tính hấp dẫn, thú vị và riêng biệt, được đầu tư một cách cung phu, kĩ lượng, Far Cry 3 hội tụ đầy đủ những yếu tốt có thể tạo nên một cơn sốt trong năm 2012. Có lẽ đối với chúng ta bây giờ, việc khó khăn nhất đó chính là đủ kiên nhẫn đề chờ tới lúc Far Cry 3 được phát hành chính thức. 
Tham khảo tại cheatcc.