“Tôi tự hỏi vì sao một số trò chơi lại khó đến như vậy. Thực sự thì tôi đã từ bỏ thói quen mua game và thay thế bằng cách thuê game bởi tôi không thể về nước trong những tưa game với độ khó cao. Lấy ví dụ điển hình như màn với căn phòng đầy chông trong God of War III. Tôi chết liên tục và dù không muốn nhưng tôi vẫn chưa thể xem được đoạn kết của Kratos. Tại sao game không có một chế độ thật dễ!?” - một game thủ với nickname Sullyville đã phát biểu như vậy trên Kotaku.
Bayonetta có một chế độ mà bạn chỉ cần ấn một nút là có thể thắng từ đầu đến cuối game.
Một cuộc tranh luận xoay quanh vấn đề game ngày nay có nhiều sản phẩm quá khó và nhà sản xuất cần phải làm ra một chế độ còn dễ hơn cả Easy để ai cũng có thể tận hưởng hết nội dung trong sản phẩm của họ. Không phải game thủ nào cũng có kĩ năng tốt để thích những sản phẩm có mức độ thử thách cao. Nhà sản xuất nên lắng nghe điều này và làm ra những sản phẩm “hợp lòng dân” hơn.
Đại đa số không đồng tình với anh chàng noob kia và cho rằng mục đích chơi game của Sullyville là sai. Cốt lõi của game là giải quyết vấn đề. Từ những thể loại game như giải đố hay một số mang tính đối kháng cao hơn như bắn súng hoặc đấu võ, yếu tố này đều được thể hiện rất rõ rệt. Nếu như ai đó muốn tìm đến một trò chơi chỉ để xem cốt truyện của nó thì thật sự họ đã sai lầm.
Muốn thử tốc độ phản ứng cùng độ nhanh nhạy, hay tìm đến FPS.
Cách tận hưởng nêu trên hợp với những loại hình khác như văn học và điện ảnh hơn. Phim là thứ khiến người ta có thể dễ dàng cảm thụ ngay cả khi họ lười nhất. Văn học, tiểu thuyết thì đòi hỏi nhiều hơn một chút khi bắt người đọc phải vận dụng trí tưởng tượng của mình. Thế nhưng, với game thì chừng đó vẫn chưa hề đủ. Thậm chí, những trải nghiệm tương tác mang tính thử thách còn là một phần không thể thiếu của loại hình này.
Một game thủ đã đưa ra dẫn chứng về mối quan hệ chặt chẽ giữa gameplay có độ khó cao và cốt truyện như sau: “Game hay có cốt truyện cho phép bạn đóng vai một vị anh hùng hoặc một nhân vật đối đầu với những thử thách tưởng chừng không thể vượt qua. Nếu bạn chơi trò chơi đó ở một độ khó quá thấp thì sẽ chẳng còn chút cam go nào. Cốt truyện của game từ đó mà cũng nhạt. Thế nên, độ khó là là một trong những thứ không thể thiếu để tạo nên cảm giác hòa nhập trong game”.
Cầu trường đâu cần cốt truyện thê lương mà vẫn hút hồn bao người.
Một ý kiến khác lại chỉ trích rằng nếu như Sullyville chơi game chỉ vì mục đích rằng muốn xem đoạn kết của game thì anh ta thật lệch lạc. Thậm chí, thứ mà anh ta muốn còn đang dần làm hỏng ngành công nghiệp game. Các nhà sản xuất liên tục phải làm ra những thứ với mức độ “thân thiện” cao, hay nói cách khác là giảm độ khó đi để bán được cho thật nhiều khách hàng.
Giá mà những game thủ lười chịu bỏ thời gian ra để tìm hiểu về các quy tắc trong game, cách để tận dụng hết sức mạnh của một nhân vật thì họ sẽ gắn bó với trò chơi mà bản thân bỏ ra tận 60 USD để mua về hơn. Thực sự thì những khách hàng như Sullyville cũng không phải là những đối tượng tiềm năng của các nhà sản xuất vì cuối cùng thì anh ta cũng chọn giải pháp thuê game chứ không phải mua game.
Dày công khổ luyện kĩ năng trong game đối kháng giống như hành trình trui rèn sự nỗ lực.
Sai lầm của anh chàng này bắt nguồn từ mục đích giải trí “hời hợt” của mình và nhiều game thủ cho rằng game muốn hay thì cần phải có độ khó cao. Khó là thứ gia vị đầu tiên cuốn hút một người chơi vào một tựa game đối kháng hay bắn súng bởi cảm giác thỏa mãn khi chinh phục một thử thách cũng thú vị chẳng kém việc rơi lệ trước một cốt truyện hay.
Đánh giá từ quan điểm “hiền hòa” hơn của những người đồng tình với Sullyville, có nhiều game thủ lên tiếng rằng. Không phải ai cũng có nhiều thời gian để đầu tư vào việc mài dũa kĩ năng trong một trò chơi. Họ quá bận bịu với những công việc thường ngày để có thể quan tâm đến một sản phẩm giải trí.
Okami là một trò chơi mà nếu cảm nhận được, bạn sẽ thấy nó thật sự là một kiệt tác.
Hoặc thậm chí nói thẳng ra là họ không giỏi chơi game và mới biết đến trò chơi điện tử vài năm, nhận xét của các game thủ có thâm niên thực sự là bất công đối với đối tượng game thủ này. Không phải ai tìm đến game cũng là để muốn có cảm giác vượt qua thử thách, nhu cầu của những game thủ này chỉ là tận hưởng. Game vẫn truyền tải được nhiều cảm giác không có trong điện ảnh và đó là thứ mà họ muốn.
Thế nên việc hạ thấp độ khó trong nhiều trò chơi ngày nay là thứ mà các game thủ “mới” muốn có nhất. Chẳng phải ngẫu nhiên mà ngày nay các nhà sản xuất liên tục làm ra các sản phẩm “thân thiện”. Khi họ bán được nhiều game hơn và có nhiều người biết đến game hơn thì tất cả đều có lợi. Người được “hưởng lộc” nhiều nhất có khi lại chính là những game thủ kì cựu.
Bạn có những suy nghĩ thế nào về vấn đề này?