Fan hardcore của game kinh dị nói chung có thể sẽ cảm thấy muốn phàn nàn, bởi vì Dead Space khá đơn điệu và thêm vào đó, sự đáng sợ của cả series này cũng chỉ bó hẹp vào hình thù cổ quái của các con Necromorph.
Tuy nhiên, đây chỉ là vị trí thứ 6. Dead Space 2 rõ ràng là được đầu tư nhiều hơn, tuy nhiên, vào thời điểm mà Dead Space 1 ra đời, tất cả các yếu tố của nó đều rất mới mẻ và lạ lẫm - Vào lúc đó, chẳng có ai được chuẩn bị để đối phó với những kẻ địch nguy hiểm gấp bội phần nếu bị bắn nát đầu…
Silent Hill 3
Silent Hill 1 và 2 rõ ràng là những tựa game xuất sắc, nhưng Silent Hill là một series liên tục trưởng thành. Silent Hill 3 dễ sợ ngay từ đầu, với trường đoạn mở màn vừa ma quái vừa ám ảnh tại siêu thị.
Silent Hill 3 còn cống hiến cho chúng ta rất nhiều trường đoạn rùng rợn, chẳng hạn như căn phòng gương, nơi bạn nhìn thấy tương lai kinh khủng của mình. Sau khi đoạn cắt cảnh kết thúc, nếu như bạn không thoát khỏi căn phòng một phút sau đó (cửa phòng đã bị khóa), bạn sẽ chết.
Mặc dù việc chạy trốn khỏi căn phòng cực kì đơn giản, bối cảnh và cách đẩy bạn vào tình huống bất ngờ của trò chơi sẽ làm bạn hoảng loạn. Thêm vào đó, trường đoạn phòng gương này hoàn toàn không có liên quan gì đến cốt truyện và chỉ phục vụ mục đích làm cho người chơi “phát rồ” lên – quá xuất sắc!
DOOM
Bạn có thể cười, nhưng quả thật DOOM đã làm cho không ít “bạn trẻ” sợ đến nôn nao cả người khi trò chơi được phát hành. So với tiêu chuẩn của năm 1993, hiệu ứng hình ảnh và chủ đề của trò chơi đã là vượt quá mọi giới hạn chịu đựng.
Series Fatal Frame
Bạn bị nhốt trong một ngôi nhà đầy các loại ma quỷ kiểu Nhật. Vũ khí duy nhất trong tay bạn là một chiếc máy ảnh, và điều đáng sợ nhất là bạn chỉ có thể đối phó với lũ ma khi chúng bất ngờ hiện lên lúc bạn đang ngắm nghía!
Fatal Frame 2 có cốt truyện được viết rất khéo léo và một số con trùm được thiết kế xuất sắc. Tuy nhiên, dựa theo ý kiến của rất nhiều fan hâm mộ, đây là phần ít đáng sợ nhất trong cả gia đình! Đây cũng đồng thời là một trong những phần dễ nhất của series, hay nói một cách khác, là tựa game “thân thiện” nhất cho những người muốn thử làm quen với game kinh dị Nhật.
Amnesia: The Dark Descent
Về cơ bản, game kinh dị thường được thiết kế bởi những nhà phát triển thấm nhuần về mọi kiểu chiến thuật tâm lý. Mặc dù game kinh dị kiểu mới thường được thiết kế khá bình dân với chất liệu gameplay nặng về hành động và đường đi nước bước không mang quá nhiều tính sống còn như cũ – lối phát triển truyền thống vẫn được các nhà phát triển tận tâm giữ gìn và phát huy.
Đó là trường hợp của Amnesia: The Dark Descent của Frictional Games. Đây là một tựa game mà bạn chỉ có thể đối phó với kẻ địch bằng cách chạy trốn, các khu vực an toàn duy nhất là những nới được thắp sáng bởi nến – rất hữu hạn và tạo cảm giác cực kì nặng nề.
Trò chơi được dẫn bởi một bối cảnh cực kì tăm tối và hệ thống âm thanh kì quái (sẽ dần dần xuất hiện nếu như bạn đứng trong bóng tối quá lâu và bắt đầu thấy ảo giác!). Đây cũng có thể coi là một trong những game kinh di phiêu lưu cực kì khó, bởi vì mọi sai lầm của người chơi đều dẫn đến cái chết của nhân vật!
System Shock 2
System Shock 2 cũng là một tựa game cổ điển khác. Bối cảnh kinh dị kết hợp với RPG đặt sức nặng vào tất cả các hành động của nhân vật. Xuyên suốt trò chơi, bạn sẽ tìm thấy các đoạn ghi âm, cung cấp cho trò chơi một câu truyện hấp dẫn và nhiều chi tiết.
Các yếu tố hệ thống khác, chẳng hạn như nhiều loại đạn dược kết hợp với phép thuật – được chơi dưới cơ chế FPS – không phải là điều gì xa lạ với gaming hiện đại, nhưng lại cực kì phi thường đối với thời điểm trò chơi được phát hành (1999). Ngay cả với công nghệ hiện đại và hiệu ứng hình ảnh hiện nay, kẻ kế thừa BioShock cũng khó lòng đem lại những trải nghiệm kinh hoàng và đắm chìm mà System Shock 2 đã từng thành công chuyển tải.