5 kiểu hội thoại ngớ ngẩn trong video game

F.F Chocobo  - Theo Trí Thức Trẻ | 16/08/2015 11:30 PM

Chắc chắn bạn đã từng gặp phải một trong số những kiểu hội thoại như thế này khi chơi game rồi.

Hội thoại là một phần quan trọng đồng thời cũng rất khó để thực hiện trong game. Viết được lời thoại hay đã khó, đưa chúng vào sao cho phù hợp với hoàn cảnh và tính cách từng nhân vật lại là một thử thách khó nhằn hơn. Vì vậy, việc có những đoạn hội thoại xuất hiện trên màn hình khiến người chơi phải nhíu mày là chuyện khá thường xuyên xảy ra. Dưới đây là 5 ví dụ.

Mắc lỗi dịch thuật

Rõ ràng đây là kiểu hội thoại dễ châm chước nhất và vì thế nên nhắc đến đầu tiên trong danh sách mang tính chất tiêu cực này. Dịch thuật là một công việc rất vất vả đòi hỏi cả về lượng lẫn về chất, và dưới áp lực từ nhà phát hành buộc nhân viên phải hoàn thành công việc đúng thời hạn, không có gì ngạc nhiên khi xuất hiện một vài lỗi nhỏ trong vô vàn dòng văn bản có trong game.

Seven Different Types Of Horrible Video Game Dialogue

Chữ "chúc mừng" viết sai chính tả trong tựa game Ghost n' Goblins.

Những lỗi sai về dịch thuật đặc biệt dễ xảy ra trong các tựa game bao gồm cả ngôn ngữ tượng thanh lẫn tượng hình vì ngay cả bộ phận người dân bản xứ cũng chưa chắc đã thuộc hết hàng nghìn chữ viết phức tạp trong tiếng Trung Quốc hay Nhật Bản. Và dù người dịch thuật có hoàn hảo đi nữa thì chúng ta vẫn không thể loại trừ nhầm lẫn luôn luôn có thể xuất hiện trong khâu đánh máy.

Nói điều mà ai cũng biết

Không chỉ phim truyền hình dài tập mà video game cũng thường xuyên là nơi mà các nhà sản xuất khinh thường khả năng quan sát của khán giả bằng những đoạn hội thoại vô duyên hết chỗ nói, ví dụ như một nhân vật đang nằm trên vũng máu nói rằng "Tôi đang chết...", hay tri hô lên "Quái vật!" trong khi đối tượng được nói đến đã lù lù trên màn hình được cả tiếng đồng hồ rồi.

Seven Different Types Of Horrible Video Game Dialogue

Hướng dẫn chơi

Đồng ý rằng những người chơi mới cần được hướng dẫn để làm quen với cơ chế điều khiển của game, dù vậy có lẽ các nhà làm game nên học tập cách chỉ bảo mang tính trực quan như hiển thị hành động nhân vật trong một khung nhỏ tương ứng với mỗi nút bấm thay vì bắt chúng ta ngồi nhai cả mớ lý thuyết dài dòng nhiều khả năng sẽ đi từ tai này sang tai kia khi kết thúc. Điều này chẳng khác nào dạy môn thể dục bằng lý thuyết cả.

Seven Different Types Of Horrible Video Game Dialogue

Huyền thoại Metal Gear Solid cũng có những chi tiết ngớ ngẩn như thế này.

Mô tả tình yêu

Tình yêu là thứ cảm xúc phức tạp nhất của loài người. Nó có thể là một ánh mắt, một cái nắm tay, cái ôm hay cử chỉ của bộ phận nào đó trên cơ thể (đừng nghĩ bậy)... Hơn là những câu nói sáo rỗng như "Anh yêu em", "tao yêu mày". Để thể hiện những khoảnh khắc lãng mạn giữa hai nhân vật sao cho thật chân thực, các nhà làm game thường nhờ tới công nghệ dựng phim CGI. Còn ở những trường đoạn bắt buộc phải miêu tả tình yêu bằng lời vì mục đích tiết kiệm chi phí, quả là thảm họa hết chỗ nói.

Seven Different Types Of Horrible Video Game Dialogue

JRPG với yếu tố hẹn hò là một ví dụ.

Các lựa chọn mang tính tiêu cực

Hầu hết các tựa game ngày nay đều cho phép bạn tự lựa chọn hướng phát triển cốt truyện theo ý thích của mình, ngay cả thể loại bắn súng khô khan như Call of Duty. Và đã có tích cực thì phải tồn tại tiêu cực, số ít đoạn hội thoại trong game được xây dựng để đại diện cho những lựa chọn đưa diễn biến đi theo chiều hướng xấu, ví dụ như tình huống dưới đây trong tựa game The Walking Dead.

 

Trong tình huống nguy hiểm như trên, rõ rằng chẳng ai lại muốn "lên gân" với kẻ đang nắm giữ tính mạng mình bằng câu nói: "Bỏ súng xuống, con khốn!" cả. Dù vậy đối với những game thủ cầu toàn muốn khám phá hết 100% cốt truyện, họ buộc phải click vào lựa chọn ngu ngốc này và load lại game ngay lập tức.

Theo Kotaku

>> 7 kiểu dẫn truyện xưa như Trái Đất của video game