10. Tomb Raider Reboot - 100 triệu USDLý do tại sao Square Enix liên tục than lỗ mặc dù Tomb Raider Reboot được đánh giá cao từ giới chuyên môn lẫn người hâm mộ cũng như doanh thu không hề tệ sau tháng đầu tiên ra mắt? Đơn giản vì họ đã tiêu tốn quá nhiều tiền dành cho công đoạn marketing, đẩy tổng chi phí sản xuất trò chơi lên tới 100 triệu USD.
May mắn là sau 1 năm kể từ ngày phát hành, sức hút từ nàng Lara trẻ tuổi đã giúp cho Tomb Raider Reboot bắt đầu sinh lãi cho Square Enix, đẫn tới phiên bản Definitive Edition dành cho PS4 cùng Xbox One cũng như quyết định phát triển phiên bản tiếp theo vẫn do Crystal Dynamics phụ trách.
9. Red Dead Redemption - 100 triệu USDRockstar Games - vị đại gia chịu chi đã không còn xa lạ gì trong làng công nghiệp video game nhờ thành công rực rỡ của series Grand Theft Auto. Thành công đó đã khiến cho gã khổng lồ cảm thấy rất tự tin với Red Dead Redemption - tựa game mà về cơ bản chính là một phiên bản GTA miền viễn Tây.
Nhanh chóng gặt hái nhiều danh hiệu khi ra mắt, đạt điểm số trung bình 95/100 (Metacritic), sự nuối tiếc duy nhất của người hâm mộ đối với Red Dead Redemtion là Rockstar kiên quyết không phát hành phiên bản trên PC. Gần đây cũng có một số thông tin về vấn đề này, tuy nhiên đa số cộng đồng vẫn đang chờ đợi bản port của GTA V nhiều hơn thay vì tiếp tục hy vọng vào Red Dead Redemption.
8. Grand Theft Auto IV - 100 triệu USDTrước khi GTA V ra mắt, GTA IV vẫn nắm giữ danh hiệu sản phẩm chất lượng và đắt giá nhất của Rockstar Games. Quay trở lại thành phố Liberty City ở phiên bản đầu tiên, GTA IV là một trong những số ít tựa game đạt điểm 10 tuyệt đối từ rất nhiều tạp chí game khi ra mắt năm 2008, và điều đó chứng tỏ rằng 100 triệu USD mà hãng phát triển bỏ ra là hoàn toàn xứng đáng.
7. Disney Infinity - 100 triệu USDKhởi đầu với 100 triệu USD nhưng quá trình phát triển và bổ sung thêm nhiều nhân vật của Disney và Pixar theo thời gian khiến cho việc xác định rõ ràng chi phí phát triển của Disney Infinity là tương đối khó khăn. Tưởng chửng chỉ dành cho trẻ nhỏ với những mô hình ngộ nghĩnh, ít ai ngờ rằng trò chơi lại tiêu tốn của Disney một khoản tiền lớn như vậy.
6. Max Payne 3 - 105 triệu USDMax Payne 3 được đánh giá cao từ phía giới chuyên môn nhưng điều đó không thể giúp cho tựa game bắn súng của Rockstar đạt được thành công như mong muốn. trong tháng đầu tiên ra mắt, game chỉ bán được vỏn vẹn 400 nghìn bản. 4 năm sau, thành tích 4 triệu bản cũng chưa thể giúp bù lại chi phí phát triển khổng lồ 105 triệu USD của Max Payne 3.
Sau đó, Rockstar đã phải đóng cửa chi nhánh Vancouver vì thất bại trong doanh thu. Như thế để biết rằng không phải lúc nào hãng phát triển nổi tiếng này cũng biết mùi chiến thắng.
5. Final Fantasy VII - 145 triệu USDCó lẽ đây là tựa game đầu tiên định nghĩa khái niệm "game bom tấn" với chi phí lên tới 145 triệu USD dù phát hành từ những thập niên 90. Những đoạn cutscene FMV đầy ấn tượng (vào thời điểm đó) đã định nghĩa lại thể loại JRPG nói riêng và làng game nói chung, tạo ra cả một trào lưu mới sau này.
Cũng giống như các tựa game khác trong danh sách này, đa phần ngân sách mà hãng phát hành đổ vào Final Fantasy VII là dành cho marketing (100 triệu).
4. Star Wars: The Old Republic - 200 triệu USDĐược đánh giá là một trong những tựa game ăn theo Star Wars hay nhất từng ra mắt, rõ ràng chi phí phát triển của Star Wars: The Old Republic cũng không hề nhỏ chút nào. The Old Republic đưa người chơi vào thế giới rộng lớn của Star Wars và tham gia trong hai lực lượng: Galatic Republic hoặc Sith Empire.
Bao gồm 8 class nhân vật: Bounty Hunter, Sith Warrior, Imperial Agent, Sith Inquisitor, Trooper, Smuggler, Jedi Knight, Jedi Consular, mỗi lớp lại sở hữu những câu chuyện riêng để người chơi khám phá, Star Wars: The Old Republic là tựa MMO không thể bỏ qua đối với những fan hâm mộ series phim của Geogre Lucas.
3. Call of Duty: Modern Warfare 2 - 200 triệu USDĐương nhiên con gà đẻ trứng vàng của Activision cũng phải có mặt trong danh sách này khi liên tục đứng trong bảng xếp hạng những tựa game bán chay hết năm này qua năm khác, và ứng cử viên có chi phí phát triển tốn kém nhất là Modern Warfare 2 với 200 triệu USD. Hấp dẫn cả các fan cuồng FPS lẫn người chơi thông thường, chỉ tiêng cái mác Call of Duty không thôi cũng đủ để Activision tự tin chi mạnh tay cho Infinity Ward và Treyarch.
Tuy nhiên trong số 200 triệu USD mà Activision chi cho Modern Warfare 2, chỉ có 50 triệu được rót vào công đoạn phát triển thực sự trong khi số tiền dành cho quảng cáo lại cao gấp 3 lần. Có vẻ nhận định Call of Duty kể từ phiên bản Modern Warfare đầu tiên đều chỉ là "copy paste" của nhiều người hâm mộ cũng có phần đúng đắn.
2. Grand Theft Auto V - 265 triệu USD Mang về lợi nhuận khổng lồ cho Rockstar Games cùng Take Two với 1 tỉ USD chỉ sau 3 ngày phát hành chính thức, GTA V cũng tiêu tốn chi phí không hề nhỏ trong suốt quá trình phát triển kéo dài 5 năm. Dù vậy tới nay sau 8 tháng phát hành, trò chơi đã chứng tỏ sự đầu tư của hai hãng là hoàn toàn xứng đáng.
Ngoài lập nhiều kỉ lục về doanh thu mới, GTA V còn giúp cho hai nhà đồng sáng lập Rockstar Games Sam & Dan Houser lọt vào danh sách top 1000 người giàu nhất nước Anh trong năm 2014 với khối tài sản 151 triệu USD.
1. Destiny - 500 triệu USDTuy Destiny hiện còn chưa ra mắt trên các hệ console mới (giai đoạn beta sẽ bắt đầu chính thức vào tháng 7), tuy nhiên nó đã nghiễm nhiên nắm giữ danh hiệu tựa game đắt nhất từng được sản xuất với chi phí 500 triệu USD. Bom tấn bắn súng của Activision tiêu tốn 140 triệu USD dành cho việc phát triển cùng 360 triệu còn lại nướng vào công đoạn marketing.
Destiny được phát triển bởi Bungie - studio từng làm nên tên tuổi cho huyền thoại Halo với gameplay FPS kết hợp thế giới mở tương tự như Borderlands. Game lấy bối cảnh trong tương lai khi con người đã bắt đầu sinh sống ở các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời, kèm theo đó là mối đe dọa từ các chủng tộc khác trong vũ trụ bao la.