10 dòng game đang trên đà "lệch tông" (Phần cuối)

PV  - Theo TTVN / Trí Thức Trẻ | 21/08/2012 0:00 AM

Tiếp tục đến với những series không còn giữ được phong độ.

Command & Conquer
 
Command & Conquer là một trong những tựa chiến thuật thời gian thực đầu tiên đặt chân lên thế giới game. Từ phiên bản đầu tiên được phát triển bởi Westwood, tới những cái tên sau này đã không thể quên trong bất cứ bộ óc chiến thuật nào, như Command & Conquer: Generals hay Red Alert. Nhưng sau này, kể từ phiên bản hồi sinh dòng game được đánh giá cao, Command & Conquer 3: Tiberium Wars, người hâm mộ dần dần nhận thấy sự đi xuống, và phong cách dòng game lại đang cố gắng hướng tới một sự đơn giản hơn trong lối chơi.
 
10-dong-game-dang-tren-da-lech-tong-phan-cuoi
Command & Conquer 4 không những đánh mất giá trị cũ, mà còn khiến một bộ phận người hâm mộ nổi giận.
 
Đầu tiên là phong cách khá màu mè trong Red Alert 3 mặc dù có một lối chơi tương đối khá, nhưng phải tới Command & Conquer 4: Tiberian Twilight, nó mới thật sự là cú "knock out" với cảm xúc của người hâm mộ lẫn với cả dòng game, khi xóa bỏ hoàn toàn yếu tố thu thập tài nguyên và xây dựng công trình. Nhưng may mắn thay, Command & Conquer: Generals 2 đã bù đắp lại phần nào sự hy vọng về sự hồi sinh của một dòng game chiến thuật mà họ hằng yêu quí.
 
Final Fantasy
 
Hệ máy nào thật sự chứng kiến những ving quang của dòng game Final Fantasy, một số người sẽ nói là hệ PSOne với Final Fantasy VII hay Final Fantasy IX, một số có thể nói là PS2 với Final Fantasy X, nhưng sẽ chẳng ai nói tới các tựa Final Fantasy trên PS3 hay Xbox360. Sản phẩm thuộc thể loại JRPG này từ thế hệ SNES hay PSOne mặc dù không chứng kiến bất cứ một cải tiến đang nói nào, nhưng lại là một cái tên tiêu biểu cho những dòng game đang đánh mất cảm giác quen thuộc nơi game thủ nhiều nhất.
 
10-dong-game-dang-tren-da-lech-tong-phan-cuoi
Không phải ngẫu nhiên mà các fan gạo cội luôn đòi hỏi sự quay trở lại của Final Fantasy VII.
 
Cứ mỗi một thời kỳ Console đi qua, người ta chỉ nhìn thấy được các hậu bản của Final Fantasy là những tác phẩm chất lượng về hình ảnh, nhưng dậm chân, thậm chí tụt lùi về gameplay và cốt truyện. Điều đó thật sự đáng tiếc vì Final Fantasy là một trong số ít những dòng game có thể khiến cho game thủ cảm thấy xúc động thật sự. Chả thế mà các Fan hâm mộ lâu năm của dòng game luôn nhắc tới và lên tiếng tới nhà phát triển về một phiên bản Final Fantasy VII Remake, để sống lại những kỉ niệm tốt đẹp trước kia với tựa game này.
 
Resident Evil
 
Cũng là một đại diện lâu năm khác đến từ đất nước mặt trời mọc, cái tên Resident Evil chứa đựng một bề dày thành tích đáng nể, là một trong những ông hoàng của thể loại survivor/horror bên cạnh người đồng hương Silent Hill. Nhưng có lẽ điều đó chỉ còn đúng cho tới năm 2005 với thành công của Resident Evil 4.
 
10-dong-game-dang-tren-da-lech-tong-phan-cuoi
Resident Evil 4.
 
Mặc dù đã có sự manh nha của phong cách hành động trong phiên bản thứ 4 của dòng game, tuy nhiên Resident Evil 4 vẫn làm tốt nhiệm vụ của mình trong việc mang đến cho người chơi những giờ phút hồi hộp căng thẳng khi phải đối mặt với hàng tá dân làng bị nhiễm kí sinh, hay dò dẫm trong những hầm ngục tối tăm và bất chợt bị vồ lấy bởi một con Regenerator... Sự cân bằng hợp lý giữa yếu tố hành động và kinh dị vừa mang lại một trải nghiệm mới mẻ cho người chơi, vừa giữ được cái "cốt" mà các phiên bản trước đã tạo dựng nên.
 
Thế nhưng bắt đầu từ Resident Evil 5, khái niệm "kinh dị" có vẻ như là một cái gì đó quá xa xỉ đối với fan hâm mộ. Cũng có những trường đoạn tối tăm chật hẹp, cũng có chó zombie, người đột biến,... Nhưng sự xuất hiện của người bạn đồng hành Sheva vô tình đã làm mất đi cảm giác cô độc, thứ cảm xúc gần như là bắt buộc phải có trong những tựa game kinh dị để có thể khiến người chơi cảm nhận được sự sợ hãi. Thêm vào đó là lượng đạn dược khá thoải mái khiến cho vai trò của Chris và Sheva giống với người đi săn hơn là những kẻ đang bị săn đuổi.
 
Tiếp đến là Resident Evil: Racoon City - tựa game cũng mắc phải những khuyết điểm tương tự, chỉ có điều nó nhân đôi chúng lên với khả năng co-op 4 người cùng lối chơi "rambo" không hề giấu giếm.
 
10-dong-game-dang-tren-da-lech-tong-phan-cuoi
Raccoon City - Phiên bản được cho là "thảm họa" Resident Evil.
 
Còn nhớ trong Resident Evil 3, nơi duy nhất mà người chơi có thể tìm thấy một chút tĩnh lặng và yên bình trong suốt hành trình đó là những căn phòng chứa đồ với chiếc máy đánh chữ cùng tiếng nhạc đượm buồn đặc trưng. Chưa kể đến đó là những câu đố, minigame hóc búa xen kẽ vào quá trình chơi - yếu tố khiến người chơi luôn phải chạy đi chạy lại khắp bản đồ với nỗi lo sợ chạm trán Nemesis trong đầu. Đó là một trải nghiệm mà có lẽ chúng ta sẽ khó có hy vọng được gặp lại với những phiên bản Resident Evil trong tương lai. 
 
Dungeon Siege
 
Cái tên sản sinh trong thời kỳ hậu Diablo II này được những người hâm mộ cùng báo giới đặt cho biệt danh "Kẻ giết chúa quỷ" (Tất nhiên là khi Diablo III chưa xuất hiện) vì một lối chơi nhập vai hành động chặt chém, cùng một cốt truyện có chiều sâu, thôi thúc game thủ từ vùng đất này qua vùng đất khác.
 
10-dong-game-dang-tren-da-lech-tong-phan-cuoi
Phiên bản lệch tông – Dungeon Siege III.
 
Nhưng cũng như những cái tên khác trong danh sách này, nó sớm lụi tàn, chỉ trở thành một ký ức tốt đẹp, đã xa tầm tay của game thủ từ rất lâu. Phiên bản thứ 2 của dòng game kế tục nhiều điều tốt đẹp của người tiền nhiệm và đưa nó lên một tầm mới, nhưng tới phiên bản thứ 3, dường như là một cú đánh quá bất ngờ tới cộng đồng người hâm mộ lâu năm của dòng game, khi quay ngoắt 180 độ ở cả phong cách đồ họa, cốt truyện tới lối chơi mờ nhạt, cho chúng ta một cảm giác hoàn toàn mới, ở một tựa game cũng hoàn toàn mới... nếu chúng ta chưa liếc nhìn cái tên Dungeon Siege trên menu của game.
 
Tetris
 
Mọi người trên thế giới vẫn yêu quí Tetris và cái tên này vẫn đều đặn ra các phiên bản mới cho tới ngay nay. Nhưng một điểm thực sự quan trọng làm cho những người chơi đánh mất cảm giảm sau này, mặc dù vẫn cho rằng Tetris là một tựa game bất hủ trong tim họ.
 
10-dong-game-dang-tren-da-lech-tong-phan-cuoi
Một chiếc máy khó gọi tên, nhưng lại mang Tetris tới rất nhiều game thủ.
 
Đó là khi Tetris xuất hiện lần đầu tiên là vào thời kỳ của những thanh ngang dọc, khối vuông chỉ mang một màu đen độc nhất, trên chiếc máy cầm tay Gameboy, mà với game thủ Việt Nam lại là những chiếc máy màu vàng, màu đen của Trung Quốc, chứ không phải là thông qua một App của Facebook như ở thời đại phát triển bây giờ.
 
Nếu được hỏi, liệu mấy ai còn có thể trả lời rằng mình vẫn trải nghiệm cái cảm giác cầm một chiếc máy, chuyền tay bạn bè để xem ai có điểm cao hơn.
Xem thêm:

top list