Những tướng LMHT lấy Combat đám đông làm sức mạnh vì quá yếu ớt khi giao tranh đơn lẻ

Lâm Nguyễn  - Theo Trí Thức Trẻ | 12/11/2016 0:00 AM

Liên Minh Huyền Thoại
01/08/2012 NCB: Riot Games NPH:

Trong Liên Minh Huyền Thoại, rất nhiều vị tướng cần phải vào combat mới khoẻ còn khi đi đường hoặc chưa có điều kiện giao tranh, chúng thực sự không mạnh cho lắm.

Tướng Combat – thuật ngữ được khá nhiều bạn trẻ chơi Liên Minh Huyền Thoại vô cùng yêu thích vì nhóm tướng này có thể thay đổi cục diện trận đấu chỉ sau một giao tranh. Hơn nữa, chúng còn tạo những pha Combat, Wombo Combo vô cùng đẹp mắt và hứng khởi. Giờ chúng ta cùng điểm qua những tướng cực mạnh nhất nhé.

1. Sejuani

Sejuani là tướng rất mạnh trong combat nhưng khi giao tranh đơn lẻ, vị tướng này không phát huy được nhiều tác dụng. Nguyên nhân đến từ bộ chiêu thức đậm hiệu ứng khống chế, gây sát thương diện rộng và tương tác cực mạnh với đồng đội.

Đầu tiên, Sejuani khá yếu trong thời điểm đầu vì thiếu sát thương trên đòn đánh cơ bản, bộ kĩ năng chưa thực sự hiệu quả bởi sát thương gốc quá nhỏ bé. Hơn nữa, thời điểm đầu thiên về đi đường, bản thân Sejuani vừa dọn lính vất vả vừa dễ bị đối thủ ăn thịt dẫn tới thọt. Tuy nhiên khi có 2-3 trang bị lớn, Sejuani giải quyết được rất nhiều vấn đề cơ bản, từ khâu dọn lính rừng, gây sát thương cho tới băng vào giao tranh tổng.

Khi vào giao tranh tổng, chiêu W Cú Vụt Gió Phương Bắc đốt sát thương khá đau lên đối phương xung quanh, chiêu Q gây sát thương theo % máu và chiêu cuối Nhà Ngục Buốt Giá được liệt vào top tướng mở combat kinh nhất Liên Minh Huyền Thoại. Tầm ảnh hưởng của Sejuani trong giao tranh quá lớn, thậm chí còn bá đạo hơn hẳn với phép bổ trợ Chiến Đấu Lão Luyện mới thay đổi. Đáng tiếc, Sejuani không thiên về Solo tay đơn mà phụ thuộc vào đồng đội khá nhiều.


Sức mạnh Sejuani trong combat quá lớn.

Sức mạnh Sejuani trong combat quá lớn.

2. Amumu

Amumu là tướng đi rừng ăn cỏ, phụ thuộc vào farm rất nhiều đầu trận đấu, gây sát thương DUY TRÌ – DIỆN RỘNG trong giao tranh tổng. Bởi vậy, Xác Ướp U Sầu bị cướp rừng xác định nát, còn khi mà thở được qua thời điểm khó khăn thì bá đạo trên từng hạt gạo.

Amumu không sở hữu lượng máu dồi dào, bộ kĩ năng cũng khá yếu đầu trận, chỉ số sát thương kém, phụ thuộc vào số quái rừng để Reset chiêu E gây sát thương liên tục. Bởi vậy, người chơi phải tích cực farm, tránh bị cướp rừng, kêu gọi sự trợ giúp đồng đội để sống sót qua thời điểm đầu. Khi đã bắt đầu có 1-2 trang bị lớn, Amumu bắt đầu phát huy tác dụng cùng hàng loạt hiệu ứng khống chế đơn + diện rộng, chạy theo “Khóc nhè bắt đền”, cào cấu kẻ địch, đeo bám vô cùng khó chịu. Càng về Late, sức mạnh của Amumu càng được nổi trội nhờ chiêu Khóc Nhè (W) đốt cực đau.

Và ở tiền mùa giải thứ 7 này, Chiến Đấu Lão Luyện mới đưa Amumu có thể bước sang trang sử khác. Một khi băng vào giao tranh, Amumu xài Lời Nguyền Xác Ướp U Sầu sẽ được cộng hàng tấn giáp, dự đoán khoảng trên dưới 1000, đủ để chống lại Mafia từ team địch.


Ult đẹp là xong game

Ult đẹp là xong game

3. Malphite

Malphite – vị tướng TƯƠNG ĐỐI yếu trong giai đoạn đi đường luôn giữ được vị thế nhất định trên đấu trường công lý vì tầm ảnh hưởng vô cùng ghê gớm trong giao tranh tổng. Hơn nữa, Malphite tương đối dễ chơi, hoàn hảo cho các game thủ trình trung bình muốn leo Rank.

Malphite khá yếu trong giai đoạn đầu trận đấu nhưng thăng tiến sức mạnh tương đối theo thời gian, đặc biệt lúc sở hữu chiêu cuối Không Thể Cản Phá (R). Khi đó, người chơi thoải mái kết hợp với đồng đội để tạo ưu thế cho cả Team. Rơi vào tay người chơi có tư duy về giao tranh, Malphite thực sự đáng sợ bởi tự quyết định số phận. Giờ đây, rất nhiều người chơi theo thiên hướng Semi AP – Tanker để đảm bảo tính ổn định cũng như không phụ thuộc nhiều vào đồng đội. Theo như lí thuyết, chỉ cần tông trúng 2-3 thành viên quan trọng của team địch, combat gần như dành thắng lợi.

Bởi vậy, giai đoạn quan trọng nhất của Malphite rơi vào khâu đi đường bởi nếu farm thuận, sức mạnh Malphite tăng nhanh theo trang bị lại dễ dàng di chuyển đảo đường hơn hẳn. Vì quá phụ thuộc vào chiêu cuối, người chơi cần tính toán, sử dụng sao cho chuẩn xác để thăng hoa cùng gã Người Đá này nhé.


Chiêu cuối đẹp là điều kiện tiên quyết.

Chiêu cuối đẹp là điều kiện tiên quyết.

4. Fiddlesticks

Fiddlesticks tay đôi quá yếu, thậm chí còn chẳng ra gì, dễ bị khắc chế nhưng vào combat, chiêu cuối Bão Quạ (R) đủ sức càn nát cả một team nếu không bị thua thiệt so với trận đấu.

Fiddlesticks khá yếu đầu trận, khả năng gây sát thương đơn đã kém chứ chưa nói tới diện rộng. Bởi vậy, một Leesin hoặc Nidalee xâm lăng rừng cũng có thể Snowball đến chết hay đơn giản chỉ cần Ward sâu là đủ. Tuy nhiên khi đã có chiêu cuối Bão Quạ (R), người chơi bắt đầu thể hiện được sự đáng sợ của mình.

Với những người chơi luồn lách khéo léo, Fiddlesticks Gank đâu chết đó, thậm chí còn chết 2-3 người team địch chỉ bằng một chiêu cuối đơn giản. Chiêu thức này vừa gây sát thương khủng theo từng đơn vị giây, vừa lâu hết hiệu lực nên người chơi yếu máu hứng được 3 giây đã đủ lên bảng đếm số. Về Late, Fiddlestick tung đủ bộ combo, bay vào combat bật đồng hồ cát gây đột biến cực lớn, thoải mái đưa team tới chiến thắng.


Và Fiddlesticks quá lợi hại trong combat.

Và Fiddlesticks quá lợi hại trong combat.