Những tướng LMHT cực mạnh ở giữa trận đấu nhưng lại phế dần về cuối trận

Lâm Nguyễn  - Theo Trí Thức Trẻ | 11/08/2016 0:00 AM

Liên Minh Huyền Thoại
01/08/2012 NCB: Riot Games NPH:

Trong Liên Minh Huyền Thoại, một số tướng tỏ ra cực kì lợi hại ở giai đoạn giữa trận nhưng càng về cuối trận, sức mạnh yếu đi trông thấy.

Trong đấu trường công lý, các game thủ Liên Minh Huyền Thoại luôn phải biết lựa chọn vị tướng hợp với Meta, tận dụng sức mạnh theo từng thời điểm trận đấu. Bởi vậy, Riot đã sắp đặt hơn 130 tướng với mọi muôn hình vạn trạng khác nhau, giờ là lúc chúng ta điểm qua một số tướng cực mạnh giai đoạn giữa trận nhưng về cuối trận cực yếu nhé.

1. Pantheon

Pantheon có lẽ là vị tướng điển hình trong danh sách này. Mỗi khi thời lượng trận đấu kéo dài, vị tướng này chỉ vật vờ như cái bóng không hồn vậy.

Là vị tướng phụ thuộc chặt chẽ vào kĩ năng vật lí, Pantheon cực bá đạo trong giai đoạn giữa trận. Khi đó, xạ thủ và pháp sư đối phương phải tập trung vào các trang bị công, trong khi đó Pantheon lại quá ghê cùng các trang bị xuyên giáp. Chỉ cần một Stun, Pantheo xì chiêu E và ném vào lao cùng 1 vài đòn tấn công vật lí, kẻ địch lên bảng đếm số quá dễ dàng. Với các thánh Pantheon, mỗi khi họ di chuyển về bệ đá cổ, họ sẽ ngắm tới vị trí đường dưới và Gank chí mạng bằng chiêu Trời Sập (R).

Tuy nhiên càng về cuối trận, Pantheon giảm sút sức mạnh quá khủng khiếp. Stun dễ bị giải bởi trang bị Khăn Giải Thuật, Đồng Hồ Cát Zhonya, sát thương thì lại không qua được lớp giáp từ trang bị thủ. Khâu bảo kê của kẻ địch đã chặt chẽ hơn chưa kể tới việc Pantheon khó áp dụng đòn đánh vật lí lên kẻ địch. Bởi vậy, Pantheon Level Thách Đấu thường nhường farm cho đồng đội bắt đầu từ giữa trận trở đi.


Chỉ 1 Stun, kẻ địch mất cực nhiều máu ở giữa trận.

Chỉ 1 Stun, kẻ địch mất cực nhiều máu ở giữa trận.

2. Mordekaiser

Mordekaiser theo bất cứ con đường nào: Sát thương vật lí, sức mạnh phép thuật hay Tankẻ đều chịu thảm cảnh suy yếu rất nhanh theo thời gian. Ví dụ điển hình nhất chính là thời Mordekaiser thay thế vị trí xạ thủ ở đường dưới nổi lên tại chung kết thế giới.


Mordekaiser ở chung kết thế giới phải kết thúc trận càng sớm càng tốt.

Mordekaiser ở chung kết thế giới phải kết thúc trận càng sớm càng tốt.

Mordekaiser là vị tướng tay ngắn nhưng không lên đồ theo hướng thuần Tanker trong khi bộ kĩ năng có tầm sử dụng ngắn và thiếu tương tác về lúc cuối trận. Trong khoảng thời gian đầu trận và giữa trận, phong cách cấu rỉa máu, gây sát thương duy trì và cò quay ở hiện tại phát huy hiệu quả hơn hẳn, chưa kể khâu lấy rồng làm kẻ địch hoảng sở bỏ cả trụ ngay từ đơn vị rồng thứ nhất. Không phải không có lí do mà Bộ Giáp Hắc Ám có đồ thị xuống dốc khi thời gian trận đấu kéo dài.

Tất cả mọi thứ đều chống lại Mordekaiser về cuối trận nên các game thủ sử dụng vị tướng này nên kết thúc trận đấu càng sớm càng tốt nhé.

3. Cho’Gath

Các game thủ chơi Cho’Gath không quá khó để nhận ra: “Vị tướng này về Late sa sút sức mạnh quá nhanh”.


ChoGath giữa trận thì đừng hỏi luôn.

Cho'Gath giữa trận thì đừng hỏi luôn.

Ở giai đoạn giữa trận, Cho’Gath bá đạo đến mức khó tin dù lên đồ Tanker – Semi AP – Tanker hay sức mạnh phép thuật. Cho’Gath Tanker khỏe đến từng chi tiết, to đến mức kẻ địch nhìn cũng phải hốt hoảng. Với phong cách Semi AP và Full AP, combo của vị tướng này gây hàng tấn sát thương vì chiêu thức vị tướng này tương tác quá ghê với sức mạnh phép thuật, chỉ số sát thương cơ bản lại vô cùng cao. Bởi vậy, kẻ địch trung một Combo dễ dàng lên bảng đếm số.

Tuy nhiên về cuối trận, Cho’Gath lại yếu đến mức khó tin. Đầu tiên là 2 chiêu thức gây sát thương chính là Rạn Nứt (Q) và Tiếng Gầm Hoang Dã có thời gian hồi chiêu cực lâu trong khi chiêu Phóng Gai (E) thiếu hiệu quả. Theo Tanker, Phóng Gai thiếu sát thương còn theo sức mạnh phép thuật, việc lao vào giao tranh gần như không thể. Cuối cùng, phong cách dồn sát thương cũng không còn hiệu quả vì đối thủ đã có trang bị phòng thủ.

4. Malphite

Malphite rất mạnh trong giai đoạn giữa trận đấu trong khi về cuối trận, vị tướng này chỉ còn là tảng đá di động cùng một hất tung cơ bản. Với game thủ pro, họ né chiêu thức này đơn giản chỉ bằng một tốc biến hoặc bảo kê chặt chẽ xạ thủ để Counter.


Ai còn nhớ pha này không?

Ai còn nhớ pha này không?

Malphite Tanker hay AP đều mạnh ở giữa trận đấu. Theo phong cách Tanker, Mảnh Vỡ Thiên Thạch lấy sức trâu bò đì xạ thủ, pháp sư đối phương, đeo bám thật chặt, gây sát thương duy trì dựa trên buff sát thương chiêu (W) và giảm tốc độ đánh chiêu Dậm Đất (E). Ở giữa trận đấu, một vài combo cơ bản của Malphite cũng đủ để kết liễu kẻ địch rồi.

Tuy nhiên, Malphite cực sợ 2 Item: Dây Chuyền Chữ Thập hoặc Kiếm Răng Cưa. Kiếm Răng Cưa đem lại khả năng hút máu khủng khiếp và lớp khiên phép chống gần hết sát thương từ bộ chiêu thức còn Dây Chuyền Chữ Thập chống hiệu ứng khống chế nặng từ chiêu Không Thể Cản Phá (R). Càng về Late, Malphite càng sợ các trang bị hút máu, trang bị bảo kê và chống hiệu ứng khống chế.

5. Nautilus

Nautilus cũng là một dạng điển hình của tướng cực mạnh về đầu và giữa trận đấu nhưng lại cực yếu về cuối trận.


Nautilus sở hữu tất cả kĩ năng mạnh ở đầu và giữa trận.

Nautilus sở hữu tất cả kĩ năng mạnh ở đầu và giữa trận.

Chơi Nautilus, ai ai cũng hướng tới mục đích của việc đỡ đòn, tận dụng hiệu ứng khống chế để hỗ trợ đồng đội thay vì càn lướt và gánh team như nhiều Champ khác. Ở giai đoạn đầu của trận đấu, nội tại Mỏ Neo Ngàn Cân và chiêu Phóng Mỏ Neo (Q) gây hiệu ứng trói chân, làm choáng cực lâu ở đầu trận, chiêu E dọn lính kèm làm chậm mạnh và đặc biệt là chiêu Cơn Giận Người Khổng Lồ (W) tạo giáp cực mạnh cùng gây sát thương TRONG THỜI GIAN HIỆU LỰC.

Tuy nhiên về cuối trận, những chiêu thức này không còn hiệu quả như trước bởi hiệu ứng khống chế đã bị giảm bởi Giày Thủy Ngân, khâu bảo kê chặt chẽ hơn, chiêu thức không còn gây sát thương và lớp giáp dễ bị hủy bởi kẻ địch. Bởi vậy, Nautilus càng về cuối trận sở hữu tỉ lệ thắng càng giảm.