- Theo Helino | 22/03/2019 11:59 PM
Những giao dịch ảo đã trở thành một phần quan trọng của ngành công nghiệp game. Bạn sẽ thường tìm thấy những giao dịch này trong các trò chơi miễn phí hoặc game multiplayer. Những thứ được bán thường là các nhân vật, trang phục mới, hoặc là skin vũ khí…
Theo thời gian, các giao dịch trở nên càng tiên tiến và thuận lợi. Cùng với đó các nhà phát hành càng tìm nhiều cách để kiếm lợi nhuận từ các giao dịch này. Và một số trong chúng trở nên quá đà, bất công, nhất là với những tựa game không miễn phí. Sau đây là một số nhà phát hành đã đi quá giới hạn với những giao dịch ảo đáng xấu hổ
Star Wars: Battlefront 2 – Trả tiền tấn để chiến thắng
Battlefront 2, ra mắt vào năm 2017, là tựa game mới nhất trong dòng game Star Wars của EA. Ngay từ ngày mở cửa chơi thử, tựa game đã nhận phải rất nhiều sự chỉ trích từ các game thủ vì cơ chế mua đồ. Người chơi đã phải mua game với giá $60, một mức không hể rẻ. Nhưng trong Batllefront 2, EA thậm chí còn giới thiệu khá nhiều về sự xuất hiện của các loot boxes chứa những khả năng giúp nhân vật của bạn mạnh hơn. Điều này có nghĩa là bạn có thể khỏe và giỏi hơn với những người chơi khác bằng cách chi tiền. Hơn nữa, những hộp đồ này đều có độ hiếm khác nhau. Độ hiếm cao hơn, họ đương nhiên sẽ mạnh hơn. Điều này đồng nghĩa với việc mở càng nhiều hộp, cơ hội có đồ hiếm càng cao.
Chính vấn nạn này đã khiến người chơi mọi nơi phẫn nộ cũng như đòi tẩy chay tựa game. Ngay cả một vài quan chức cũng đã đặt câu hỏi về việc các lootbox này có phải là một dạng đánh bạc không.
Cảm nhận được sức nóng, EA đã quyết định loại bỏ tính năng giao dịch ảo khỏi Battlefront 2. Tuy vậy, không lâu sau đó, nhà phát hành lại "ngựa quen đường cũ". Tựa game tiếp tục mở lại giao dịch ảo, tuy nhiên lần này đã giới hạn lại chỉ ở trang phục của nhân vật. Việc này cho thấy rằng, dường như EA không có chút ăn năn hối lỗi nào về hành động trước đó cả. Và điều đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tin của người tiêu dùng trong tương lai gần.
Assassin's Creed: Odyssey – $10 cho sự dễ thở
Assassin's Creed: Odyssey là tựa game tiếp nối Origins, mang cơ chế RPG giống của các trò chơi trước đó của series này. Chính cơ chế đó giúp bạn có thể nâng cấp giáp và vũ khí trong lúc chơi. Tuy vậy, dù trang bị của bạn có tốt đến đâu, sẽ mất một khoảng thời gian trước khi bạn có thể mang chúng.
Odyssey mang trong mình một vấn đề lớn về việc cày level. Đó là khi bạn đối mặt với những kẻ cấp cao hơn nhân vật của mình. Chỉ cần một cấp cũng đã là sự khác biệt hoàn toàn. Chính vì vậy, sẽ có nhiều người nghĩ về cách để giảm thiểu việc "cày cuốc". Và Ubisoft đã cho bạn giải pháp tối ưu.
Để giảm thiểu việc cày level, bạn chỉ cần bỏ ra khoản phí 10 đô và mua món đồ "tăng XP vĩnh cửu" trong cửa hàng của trò chơi. Đồ vật này giúp bạn tăng thêm 50% XP trong mỗi trận chiến cho đến khi hết game. Từ đó, quá trình "cày cuốc" sẽ dễ dàng hơn. Và sau đó, vào tháng 1/2019, Ubisoft đã cho phép người chơi chỉnh mức độ khó dễ của mỗi bàn. Điều nay đã giảm đi tầm quan trong của việc cày level. Tuy vậy, việc đưa ra lựa chọn "trả nhiều" để "chơi ít" vẫn là một quyết định đáng xấu hổ mà Ubisoft không nên lặp lại.
Mortal Kombat X – Khi những người chơi giàu có lên ngôi.
Mortal Kombat là một tựa game có lịch sử rất lâu đời, và luôn nổi tiếng với những chiêu kết liễu đặc sắc của mình. Tuy vậy, vào phần thứ 10 của tựa game, NetherRealm đã bắt đầu tìm cách để kiếm thêm tiền bằng chính điều đó.
Ra đời vào năm 2015, nhà phát hành đã giới thiệu về những đồng "Kết liễu đơn giản". Với một đồng này, bạn chỉ cần ấn đúng nút X và giữ cần R2 là có thể thực hiện pha kết liễu một cách dễ dàng. Những đồng này có thể cày trong trò chơi, nhưng tốc độ rơi rất chậm. Vì thế, bạn có thêm cả lựa chọn mua bằng tiền thật. Điều này khiến trò chơi dễ tiếp cận hơn, nhưng cũng phá hủy ý nghĩa của các cuộc thi đấu Mortal Kombat diễn ra hàng năm. Người chơi chuyên nghiệp mất rất nhiều thời gian để luyện combo, để trở thành người giỏi nhất. Và giờ, với sự ra đời của đồng "kết liễu" này, ai cũng có thể trở thành nên "giỏi nhất" một cách dễ dàng. Và nếu ai cũng giỏi, thi đấu còn ý nghĩa gì?
Asura's Wrath – Cái kết mang mùi tiền
Asura’s Wrath là một tựa game hành động của hãng Capcom, kể về câu chuyện của Asura, và mối thù 12000 năm tuổi với những kẻ đã tống giam ông. Trò chơi chứa đựng nhiều màn giao tranh ác liệt, và những sự kiện chớp nhoáng.
Tiếc rằng, nếu bạn muốn bạn kết thức tựa game, thì bạn phải chi tiền. Đúng vậy, sau khi chơi hết phần chơi gốc, 4 chương cuối của tựa game yêu cầu người chơi phải trả tiền. Trước khi những chương này có mặt, tựa game có một cái kết mở để các phần sau có thể tiếp nối. Nhưng sau đó, ta nhận ra rằng trò chơi chưa bao giờ kết thúc cả. Tệ hơn, dù người chơi bỏ $60 để mua game, thì sau đó họ phải trả thêm $6 để mở khóa phần còn lại. Điều này tất nhiên đã gây phẫn nộ khắp cộng đồng game. Và có thể nói, đó là kết quả xứng đáng cho sự tham lam của Capcom.