Những tựa game đã bị EA bỏ rơi một cách không hề thương tiếc

Thomas  - Theo Helino | 01/08/2019 11:59 PM

EA liệu có hối tiếc khi bỏ rơi những dự án game này không nhỉ.

EA là một công ty trò chơi nổi tiếng với nhiều thể loại, đặc biệt là về đề tài thể thao, nhưng bên cạnh đó, hãng game này cũng có nhiều sản phẩm thuộc đa dạng các thể loại khác nhau. Không ít trong số đó là những tựa game nhượng quyền thương mại nổi tiếng, nhưng vì những lý do khác nhau, EA đến nay đã cho dừng một số dự án.

EA đang gây tranh cãi khi mua lại các nhà phát triển và hãng game lớn trước khi hủy bỏ trò chơi của họ và đóng cửa các công ty. Điển hình là trường hợp của loot box Star Wars và màn ra mắt bất ngờ của Anthem trong năm nay. Nhưng tất cả những sản phẩm của EA gần đây đều khá ảm đạm. Có lẽ hãng game nên xem xét việc hồi sinh những game đã bị họ lãng quên dưới đây, những trò chơi có lẽ vẫn còn sức hấp dẫn với nhiều người, nhưng trước đây đã bị EA ngừng sản xuất.

Medal of Honor

Những tựa game đã bị EA bỏ rơi một cách không hề thương tiếc - Ảnh 1.

Trước khi Call of Duty cai trị toàn bộ thể loại game bắn súng góc nhìn thứ nhất, Medal of Honor đã từng là trò chơi được mọi người rất yêu thích. Trò chơi thậm chí còn từng được khởi động lại với những thay đổi mạnh mẽ, biến nó trở thành một thứ gì đó còn hơn cả một trò chơi bắn súng trong thế chiến thứ II để cạnh tranh với Modern Warfare .

Serie Medal of Honor đã được ra mắt 2 video game, với phiên bản mới nhất, Warfighter, phát hành trở lại vào năm 2012, và bây giờ là Battlefield dưới thương hiệu của mình.

Syndicate

Những tựa game đã bị EA bỏ rơi một cách không hề thương tiếc - Ảnh 2.

Trò chơi Syndicate được phát hành trên quá nhiều nền tảng, cũng giống như phiên bản được ra mắt vào năm 1993, nhưng không nhận được nhiều dấu hiệu tích cực. Thực tế thì Syndicate đã được ra mắt khá nhiều phần khác nhau, trước khi biến mất hoàn toàn cho đến năm 2012.

Syndicate được ra mắt trở lại vào năm 2012 đã đem đến nhiều thay đổi. Trò chơi từ một game nhập vai đã dần chuyển sang giống như thể loại bắn súng hơn. Phần khởi động lại này của Syndicate là sản phẩm hợp tác của EA với Starbreeze Studios. Nhưng kết quả lại không được tốt, từ doanh thu đến đánh giá của các chuyên gia và người hâm mộ về Syndicate 2012 đều ở mức trung bình. Nhưng có lẽ bây giờ là thời điểm thích hợp để EA khởi động lại Syndicate một lần nữa, trong một thế giới của Cyberpunk 2077, một thế giới phù hợp với trò chơi này.

Dead Space

Những tựa game đã bị EA bỏ rơi một cách không hề thương tiếc - Ảnh 3.

Một thương hiệu kinh dị khác cần được quay trở lại là Dead Space. Phần 3 của trò chơi được phát hành vào năm 2013 đã không nhận được những tín hiệu tích cực, mặc dù được đánh giá là không tệ, nhưng so với hai phần trước đó của loạt Dead Space thì phần 3 này bị đánh giá là nhạt hơn.

Sau đó, Visceral Games tiếp tục tạo ra các sản phẩm khác thuộc EA như Battlefield Hardline. Dự án thành công nhất mà họ thực hiện là khi tham gia vào san xuất trò chơi Star War của Amy Hennig. Dù cho hãng game này đã đóng cửa vào năm 2017, nhưng ý tưởng làm lại Dead Space thực sự không hề tồi với EA vào thời điểm này.

Bulletstorm

Những tựa game đã bị EA bỏ rơi một cách không hề thương tiếc - Ảnh 4.

Thực tế thì hiện tại, EA không nắm giữ bản quyền đối với Bulletstorm. Mặc dù khi được ra mắt cho PC, PS3 và Xbox 360 vào năm 2011,người đứng ra xuất bản là EA. Tuy nhiên, vào năm 2017, Bulletstorm đã được phát hành lại với Gearbox giữ tư cách là nhà phát hành, điều này cho thấy EA đã mất quyền kiểm soát đối với loạt game này.

Vì nó đã bị thay đổi nhà phát hành một lần, EA hoàn toàn có thể thử và cầu xin với Epic Games hay People Can Fly để lấy lại quyền xuất bản một lần nữa? Nếu EA bỏ tiền ra thì chắc chắn họ sẽ có khả năng cao lấy lại quyền xuất bản loạt Bulletstorm, chúng ta hãy cũng chờ xem.

Michael Jordan: Chaos in the Windy City

Những tựa game đã bị EA bỏ rơi một cách không hề thương tiếc - Ảnh 5.

Đây là một trong những game điên rồ nhất từng được phát hành. Nó, cùng với Space Jam là những trò chơi cổ điển dành cho những fan cuồng của Michael Jordan, người chịu trách nhiệm truyền cảm hứng cho cống phẩm kỳ quái đó là Barkley, Shut Up và Jam: Gaiden.

Chaos in the Windy City được phát hành vào thời điểm mà những người nổi tiếng, thậm chí những ngôi sao thể thao là nguồn cảm hứng để tạo ra các trò chơi. Hãy quay trở lại thập niên 90 và lấy lại trải nghiệm đó. Đây không phải là trò chơi hay nhất trên hành tinh, nhưng với di sản kỳ quái của nó, đây vẫn là một kho báu.