Những tựa game cực chán nhưng vẫn được đông đảo game thủ ủng hộ vì những lý do khó đỡ

Froong  - Theo Nhịp Sống Việt | 21/02/2020 11:59 PM

Có nhiều lý do khiến cho một tựa game dù chán nhưng vẫn nhận được nhiều sự chú ý của các game thủ.

Không phải trò chơi nào cũng thú vị, điều này là hết sức bình thường. Những video game hay, sẽ được số đông ủng hộ, tạo thành một làn sóng, đem về cho công ty mẹ của chúng doanh thu khổng lồ, và đem đến cho người chơi sự hài lòng cùng vô vàn cảm xúc đáng nhớ.

Nhưng không phải tất cả những trò chơi được đánh giá thấp đều chìm vào quên lãng, vẫn có một vài tựa game, dựa vào sự may mắn hoặc một yếu tố bất ngờ nào đó, dù chơi cực dở nhưng vẫn kiếm được cho mình một chỗ đứng nhất định. Những video game theo kiểu " tệ đến mức có thể trở thành đặc biệt" này không nhiều, nhưng không phải là không có. Những ví dụ dưới đây sẽ cho bạn thấy không phải chỉ những trò chơi hay mới được mọi người xùng bái.

Shaq Fu

Những tựa game cực chán nhưng vẫn được đông đảo game thủ ủng hộ vì những lý do khó đỡ - Ảnh 1.

Đây là một ví dụ kinh điển về việc lấn sân sang lĩnh vực khác của những ngôi sao thể thao. Shaquille O'Neal là một cầu thủ bóng rổ nổi tiếng trong thập niên 90, với một lượng fan khổng lồ, và anh này đã thực sự biết cách sử dụng tên tuổi của mình để làm kinh tế ngoài việc chỉ chơi bóng rổ.

Anh ấy đã phát hành một album rap, rồi sau đó đóng vai chính trong hai bộ phim bom xịt có tên Kazaam, nơi anh đóng vai một vị thần của làng nhạc rap. Và sau đó, chúng ta có Shaq Fu, một video game có gắn mác O’Neal.

Không khó để Shaq Fu có thể thu hút một lượng lớn người chơi, bởi trò chơi này có O’Neal, nhưng đến ngay cả Nintendo Power cũng phải thừa nhận Shaq Fu đứng thứ 3 trong danh sách những trò chơi tệ nhất mọi thời đại, kèm theo lời nhận xét " không thể đưa ra một ý tưởng nào tồi hơn thế này". Nhưng với các fan của O’ Neal thì việc đưa ngôi sao bóng rổ này tham gia vào các trận đấu kiểu Mortal Kombat, với một chất lượng cực kém cũng chẳng làm họ bận tâm. Và bởi thế, Shaq Fu dù chơi cực dở nhưng vẫn là một tượng đài vào những năm 90.

Deadly Premonition

Những tựa game cực chán nhưng vẫn được đông đảo game thủ ủng hộ vì những lý do khó đỡ - Ảnh 2.

Trò chơi gần đây nhất được xem như một sản phẩm tệ đến mức đặc sắc là Deadly Premonition, được xuất bản vào năm 2010. Deadly Premonition được đánh giá là tệ đến mức khủng khiếp, nhưng The Gamer vẫn xếp nó vào danh sách có tên gọi " thật đáng buồn là nó lại thành công".

Nghe thật mâu thuẫn, nhưng vì những lý do kỳ quái nào đó, một trò chơi được đánh giá là điên rồ, với cách dẫn dắt câu chuyện kém, cùng những đoạn hội thoại chẳng đem lại chút thông tin nào cho người chơi thì Deadly Premonition vẫn thu hút được một lượng fan đông đảo.

Chỉ có điều kỳ diệu mới giúp Deadly Premonition đạt được thành công, bởi trò chơi này chỉ nhận được toàn những lời chê, GamersRada thậm chí còn gọi đây là trò chơi tệ nhất trong năm, và điều này cũng được rất nhiều các nhà phê bình và người hâm mộ game đồng tình. Nhưng dù sao thì Deadly Premonition cũng vẫn thành công, bất chấp mọi người đều chê bai nó.

BloodRayne

Những tựa game cực chán nhưng vẫn được đông đảo game thủ ủng hộ vì những lý do khó đỡ - Ảnh 3.

Nếu bạn làm ra một trò chơi tồi, hãy đảm bảo nó thật điên rồ và khác biệt, thì bạn mới có thể thành công. Đây chính xác là những gì mà BloodRayne đã thực hiện. Một trò chơi về nữ chính có một nửa dòng máu ma cà rồng, và cô sẽ chiến đấu chống lại ma cà rồng như Blade vậy, nhưng còn hơn thế, cô gái của chúng ta thậm chí còn chiến đấu để chống lại Đức quốc xã nữa.

Có lẽ việc BloodRayne đầy bạo lực, với những âm mưu kỳ quái, những hiện tượng siêu nhiên đã phần nào kéo người chơi đến với nó. Nhưng Có lẽ điểm quan trọng nhất khiến BloodRayne mặc dù không hay nhưng vẫn được nhiều ngườ yêu thích là bởi trò chơi đã xây dựng được một nhân vật nữ chính đặc sắc, một nữ anh hùng lai ma cà rồng độc đáo, không những vậy, BloodRayne còn làm maketing rất tốt, thậm chí họ còn đưa nữ chính gợi cảm của mình khỏa thân trong tạp chí Playboy để quảng cáo.

QWOP

Những tựa game cực chán nhưng vẫn được đông đảo game thủ ủng hộ vì những lý do khó đỡ - Ảnh 4.

Trò chơi có tên QWOP là sản phẩm đến từ nhà phát triển Bennett Foddy, người được biết đến với câu đố nổi tiếng platformer. Đây là một trò chơi hết sức đơn giản, đó là người chơi cần giúp một vận động viên điền kinh tên là Qwop chạy quãng đường dài 100m. Nghe thì đây là một nhiệm vụ đơn giản, nhưng thực tế nó giống như bạn phải phá đảo Flappy Bird vậy.

Trò chơi có một hệ thống điều khiển hết sức kỳ quái, người chơi sẽ sử dụng các phím Q-W-O-P để điều khiển chân của Qwop, và gần như không ai có thể khiến nhân vật này khỏi bị ngã. Foddy đã tạo ra một trò chơi gần như không ai có thể phá đảo, và chính điều này đã thu hút một lượng lớn người chơi tìm đến với QWOP, giống như cái cách mà Flappy Bird đã từng làm được vậy.

Giải thích cho việc sản phẩm của mình chẳng có vẻ gì là thú vị nhưng vẫn thu hút được đến 30 triệu lượt người chơi trên trang Foddy.net vào năm 2011, Foddy đã tiết lộ với Wired về việc ông tập trung đánh vào sự tò mò của người chơi, bởi không ai nghĩ QWOP lại khó như vậy, và những thất bại khi chơi sẽ kích thích mọi người tiếp tục thử lại.