Ngày nay, các thuật ngữ công nghệ đã trở nên phổ biến khi con người làm việc nhiều hơn với máy tính và các loại máy móc tự động hóa. Tuy nhiên không phải thuật ngữ nào cũng được chúng ta hiểu đúng và dùng đúng. Có nhiều thứ nghe quen thuộc nhưng lại bị nhiều người sử dụng nhầm lẫn. Sau đây, hãy cùng điểm qua một vài khái niệm hay bị hiểu nhầm.
1. Bits – Bytes
Điểm khác nhau rõ rệt nhất giữa bit và byte là kích thước và dung lượng. 1 bit có thể là một trong hai giá trị 1 hoặc 0. Trong khi đó, 1 byte có thể chứa 8 bits dữ liệu.
2. CPU – GPU – TPU
- Central Processing Unit (CPU), hay bộ xử lý trung tâm, là bộ não của máy tính.
- Graphical Processing Unit (GPU), hay bộ xử lý đồ hoạ, chịu trách nhiệm xử lý và tăng cường khả năng đồ hoạ của hệ thống.
3. RAM – ROM
Dù đây là hai thuật ngữ rất phổ biến nhưng nhiều người dùng vẫn thường xuyên nhầm lẫn.
- RAM là viết tắt của Random Access Memory, hay bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên.
- ROM là viết tắt của Read-Only Memory, hay bộ nhớ chỉ đọc.
4. FPS – Hz
Màn hình máy tính nói riêng và các loại màn hình nói chung thường có hai thông số kỹ thuật là tốc độ khung hình (frame rates) và tốc độ làm tươi (refresh rates). Các thông số này đều chỉ khả năng cảm nhận chuyển động được trình chiếu trên màn hình.
5. 32-bit – 64-bit
Như đã nói ở trên, bit là đơn vị tính dung lượng của bộ nhớ máy tính. Ngoài ra, bạn sẽ thường xuyên bắt gặp nhiều hệ thống khác nhau được phân loại thành 32-bit và 64-bit. Đây là hai thuật ngữ thể hiện kiến trúc máy tính. Con số "32" và "64" là khả năng xử lý dữ liệu. Kiến trúc 32-bit phù hợp cho các hệ thống nhỏ với bộ nhớ RAM từ 4 GB trở xuống. Kiến trúc 64-bit có thể xử lý nhiều dữ liệu hơn trong một hoạt động và có khả năng xử lý đa nhiệm tốt hơn với thiết bị có cấu hình phần cứng cao hơn.
6. Bộ nhớ (Memory) - Ổ đĩa (Storage)
Bộ nhớ là linh kiện máy tính dùng để lưu trữ dữ liệu ngắn hạn. Ví dụ như các dữ liệu đang xử lý và nhật ký hoạt động. Đây là bộ nhớ khả biến, có nghĩa là nó sẽ lưu giữ dữ liệu miễn là hệ thống còn hoạt động. Bộ nhớ còn là một cách hiểu khác của RAM, như đã giải thích bên trên.
Ổ đĩa máy tính cho phép lưu trữ dữ liệu lâu dài. Đây là dạng bộ nhớ bất biến (tương tự như ROM đã được nhắc đến ở trên). Ổ đĩa cứng (như HDD và SSD) chỉ các loại ổ đĩa lưu trữ dữ liệu.