Những sự thật mà có thể nhiều người chưa biết tới về tựa game kinh điển Final Fantasy

Thomas  - Theo Helino | 11/08/2019 11:56 PM

Final Fantasy vẫn còn nhiều bất ngờ thú vị lắm đấy.

Có rất nhiều lý do khiến cho Final Fantasy trở thành video game được rất nhiều người hâm mộ. Có thể là do ấn tượng về cảnh tượng hoành tráng đến từ cuộc tấn công của AVALANCHE vào Lò phản ứng Mako của Midgar, hay là do cảm hứng từ câu chuyện tình yêu bi thảm của Tidus và Yuna. Bạn cũng có thể dành hàng giờ để khám phá thế giới mở chi tiết của Final Fantasy XV và hệ thống nhiệm vụ linh hoạt dường như dài vô tận của Final Fantasy V sẽ khiến bạn bận rộn trong nhiều tuần.

Với hơn 30 năm lịch sử và gần 100 trò chơi mang tên mình, Final Fantasy có một chút gì đó cho tất cả mọi người. Đó là một trong những nhượng quyền nổi tiếng nhất trong thế giới game vì những lý do này. Tuy nhiên, một số bí mật lớn nhất của loạt game vẫn chưa được tiết lộ trước đây. Có rất nhiều thông tin bí mật đã bị giấu trong các cuộc phỏng vấn, các mối quan hệ truyền thông và những câu chuyện hậu trường. Và giờ đây, chúng ta cùng điểm qua một vài thông tin mà có thể trước đây chưa từng được tiết lộ về Final Fantasy.

Mọi thứ bạn biết về cái tên "Final Fantasy" đều không chính xác

Những sự thật mà có thể nhiều người chưa biết tới về tựa game kinh điển Final Fantasy - Ảnh 1.

Nếu bạn là người hay tìm hiểu những thông tin về Final Fantasy, có thể bạn đã nghe qua về câu chuyện Final Fantasy cuối cùng cũng có một cái tên bởi vì đây rất có thể là trò chơi cuối cùng được làm bởi Square. Bởi lẽ, trò chơi được ra đời khi hãng game này đang đứng trên bờ vực phá sản, và Final Fantasy là video game được chọn làm ấn phẩm cuối cùng của hãng game.

Nhưng dù sao thì câu chuyện đó cũng không chính xác. Vào năm 2015, người sáng tạo Final Fantasy là Hironobu Sakaguchi đã nói chuyện về lịch sử của game nhập vai này. Theo nguồn tin của Kotaku , Sakaguchi và nhóm của anh ta chỉ muốn một tiêu đề có thể được viết tắt là "FF". Bởi lẽ cách phát âm tiếng Nhật của FF, được đọc là "efu efu" nghe có vẻ đặc biệt dễ chịu đối với người Nhật. Từ đó, Square đã phải đưa ra tiêu đề thực tế dựa trên 2 chữ FF. Fantasy là một lựa chọn tự nhiên, dựa trên chủ đề của trò chơi. Tuy nhiên, lựa chọn đầu tiên của Sakaguchi là "Fighting Fantasy", nhưng sau đó hãng game đã quyết định lấy cái tên cuối cùng là Final Fantasy.

Final Fantasy cần phải cảm ơn Dragon Quest về những thành công như ngày hôm nay

Những sự thật mà có thể nhiều người chưa biết tới về tựa game kinh điển Final Fantasy - Ảnh 2.

Giờ đây, Final Fantasy là một trong những thương hiệu trò chơi điện tử nổi tiếng nhất thế giới, nhưng trò chơi đã từng trải qua rất nhiều khó khan để được xuất bản. Trong khi Hironobu Sakaguchi đã muốn làm một trò chơi nhập vai trong nhiều năm, nhưng Square không có ý định phê duyệt dự án của anh . Họ chỉ đơn giản là không nghĩ rằng nó sẽ bán được.

Dragon Quest đã thay đổi điều đó. Được phát hành bởi Enix vào năm 1986, Dragon Quest đã sử dụng các kỹ thuật như cốt truyện hướng đến nhân vật sâu sắc, lưu lại các trạng thái, cùng với đó là sự hài hước và nghệ thuật của nhà sáng tạo Dragon Ball Akira Toriyama để đưa các game nhập vai trên máy tính đến với nhiều người chơi hơn. Và thực sự điều này đã thành công, Dragon Quest bán rất chạy, mặc dù không thành công ở thị trường Mỹ, nhưng sự tiếp nhận từ người chơi ở Nhật Bản đủ tốt để Square quyết định để Sakaguchi làm trò chơi RPG của riêng mình.

Sakaguchi sau đó đã sang tạo Final Fantasy thậm chí còn được đánh giá cao hơn Dragon Quest, như anh đã nói với 1UP, mục tiêu chính của anh khi thiết kế Final Fantasy là làm cho trò chơi khác với Dragon Quest càng nhiều càng tốt, đồ họa là một phần của nỗ lực đó. Dù cả hai sản phẩm đã cạnh tranh với nhau trong nhiều năm, nhưng sau đó vào năm 2003, Square và Enix sáp nhập, hình thành Square Enix và đưa hai loạt trò chơi nhập vai lớn nhất của Nhật Bản về chung một mái nhà.

Nghệ sỹ đã viết những giai điệu nổi tiếng nhất cho Final Fantasy cũng có ban nhạc cover Final Fantasy của riêng mình

Những sự thật mà có thể nhiều người chưa biết tới về tựa game kinh điển Final Fantasy - Ảnh 3.

Final Fantasy có những ca khúc nhạc nền thực sự rất hay và ấn tượng, đây cũng là một phần lớn làm nên thành công của loạt game này. Và người đứng sau những ca khúc thành công đó là Nobuo Uematsu. Nobuo Uematsu đã làm nhạc cho tất cả các phần của Final Fantasy ngoại trừ Final Fantasy XIII do khi đó ông còn quá bận rộn với dự án Final Fantasy XIV. Người đàn ông này được gọi là cả Beethoven và John Williams của ngành công nghiệp trò chơi video.

Vào năm 2002, nhà soạn nhạc này đã hợp tác với các nhân viên của Square là Kenichiro Fukui và Tsuyoshi Sekito để thành lập The Black Mages, một ban nhạc rock biểu diễn các chủ đề Final Fantasy của Uematsu . Album đầu tiên của Black Mages thành công một năm sau đó. Trong tám năm tiếp theo, Uematsu và nhóm của anh phát hành thêm hai album, thỉnh thoảng biểu diễn trực tiếp và đóng góp các bản nhạc cho Final Fantasy VII: Advent Children và nhạc nền cho bản làm lại 3D của Final Fantasy III.

Black Mage mơ ước được trình diễn cả các tác phẩm gốc và nhạc game khác, nhưng Uematsu nói, vì Square Enix sở hữu tên của ban nhạc nên họ chỉ được phép chơi các bài hát trong Final Fantasy . Điều đó cũng dẫn đến sự sụp đổ của ban nhạc. Black Mage tan rã vào năm 2010 và Uematsu nhanh chóng lập nên một nhóm nhạc thay thế có tên The Earthbound Papas, một nhóm có quyền tự do biểu diễn tất cả các sản phẩm của Uematsu, Final Fantasy hay bất cứ ca khúc nào khác.

Phần hiếm nhất của loạt game

Những sự thật mà có thể nhiều người chưa biết tới về tựa game kinh điển Final Fantasy - Ảnh 4.

Final Fantasy II ra mắt tại Nhật Bản vào năm 1988, nhưng cho đến năm 2003 nó mới xuất hiện tại Mỹ, khi đĩa tổng hợp các trò chơi trên PlayStation - Final Fantasy Origins cuối cùng đã đem đến cho người hâm mộ một phiên bản trò chơi bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, đó là một điều bất ngờ, bời Final Fantasy II trước đó được định hướng một kế hoạch phát triển riêng.

Vào năm 2012, nhà sử học về trò chơi điện tử Frank Cifaldi đã đưa bản sao duy nhất được biết đến của phiên bản tiếng Anh gốc của Final Fantasy II lên đấu giá . Như ông lưu ý vào thời điểm đó, đây có lẽ là "bản sao hợp pháp duy nhất của trò chơi còn tồn tại." Giờ đây, phiên bản Final Fantasy II này vẫn là độc nhất vô nhị, và có những giá trị đặc biệt rất cao.

Sau này, Square quyết định loại bỏ bản phát hành tại phương Tây của Final Fantasy II để tập trung vào các tựa game Super Nintendo thay thế. Để che đậy điều này, họ đã đổi tên trò chơi thành Final Fantasy IV, biến nó thành Final Fantasy II của Mỹ và khiến người hâm mộ phương Tây cảm thấy bối rối trong nhiều năm cho đến khi Final Fantasy VII cuối cùng đã quay trở lại.