Những sự thật bất ngờ đằng sau các tựa game yêu thích của bạn

Mặt Trứng  - Theo Helino | 17/05/2018 03:00 PM

Có những tựa game đã trở nên quen thuộc, thậm chí trở thành một phần trong những list game yêu thích của nhiều thế hệ game thủ. Thế nhưng, dù đã phá đảo hay chinh phục các tựa game này nhiều lần, vẫn sẽ còn khá nhiều bí mật mà bạn có thể chưa biết về nó đấy. Hãy cùng thử tìm hiểu xem nhé.

The Sims được nghĩ ra ý tưởng sau khi người sáng tạo của nó mất tất cả mọi thứ sau một đám cháy

Vào ngày 19/10/1991, một vụ hỏa hoạn kinh hoàng đã xảy ra ở Mỹ tại vùng ngoại ô Berkeley Hills, phía bắc Oakland. Nó đã thiêu hủy hơn 2400 ngôi nhà, đồng thời gây ra thiệt hại ước tính ở mức 1.5 tỷ đô cho toàn nước Mỹ. Đáng nói hơn, trong số những ngôi nhà bị thiêu rụi, có cả căn hộ thân thương của Will Wright, người sáng lập Maxis. Khi sự việc trên xảy ra, Wright là một trong những người đầu tiên phản ứng lại với cuộc hỏa hoạn, đồng thời còn kịp cứu nguy một người hàng xóm của mình trong giây phút hiểm nghèo.


The Sims được lấy cảm hứng từ một vụ cháy có thật ở Mỹ

The Sims được lấy cảm hứng từ một vụ cháy có thật ở Mỹ

Trở lại với bối cảnh hoang tàn sau vụ cháy, Wright cảm thấy thẫn thờ, và đó là lúc mà ông cảm thấy mọi thứ đều trở nên khá thờ ơ. Ông thậm chí chỉ cần những vật dụng cá nhân đơn giản như bàn chải, đồ lót, và thậm chí, ông còn cao hứng tới việc nghĩ ra cách trang trí lại ngôi nhà mới trong tương lai của mình. Lấy cảm hứng từ bối cảnh và cảm xúc ấy, phiên bản đầu tiên của The Sims đã ra đời, và mau chóng nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của người chơi trên toàn thế giới.

Pokemon được xây dựng dựa trên một tựa game bài hơn 400 tuổi

Là một chuyên gia bắt Pokemon, việc của bạn đơn thuần chỉ là đánh bại những người chơi khác, vượt qua những thử thách và cố gắng sưu tầm nhiều thú nuôi nhất có thể. Và nó nghe khá hao hao so với một tựa game bài ở Nhật Bản, đã có tuổi đời hơn 400 năm tuổi ở đất nước mặt trời mọc này.

Trò chơi bài này bắt đầu có vào thế kỷ thứ 16, khi các lá bài đánh số tại Nhật Bản được du nhập thông qua các thương lái châu Âu. Và nó thật sự phát triển trong giai đoạn ấy, trước khi nhận được lệnh cấm vĩnh viễn bởi Mạc Phủ, nhằm ngăn chặn các vấn nạn xã hội phát sinh từ thể loại bài bạc.

Tuy nhiên, có lẽ độ nghiện của người dân Nhật Bản đã trở nên quá cao, và đó là cách mà họ đã sáng chế ra một trò chơi mới, vẫn với những thẻ bài như vậy, nhưng được biến thể đi bằng các hình vẽ mô tả quái vật, ma cà rồng và một số sinh vật khác dựa theo văn hóa của Nhật Bản. Mỗi thẻ đều có năng lực đặc biệt và sức mạnh riêng, giúp nó thành công, hoặc thất bại khi phải đối mặt với những lá bài khác. Người chơi chiến thắng nhiều đối thủ nhất, và có bộ sưu tập dày nhất sẽ là người về đích chung cuộc. Tới đây thì có lẽ chúng ta đã hơi hơi nghe thấy âm thanh giống với Pokemon rồi nhỉ.

Star Fox được lấy cảm hứng từ một ngôi đền nổi tiếng của Nhật Bản

Star Fox kể về cuộc đấu tranh nổi tiếng của phi hành gia cùng với các thuộc tá, những loài động vật cấp dưới của mình để cứu lấy hành tinh quê hương họ khỏi sự đe dọa từ tên sát nhân Andter. Nhưng cuộc phiêu lưu này không phải được lấy cảm hứng từ các tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, mà tới từ ngôi đền Shinto, nơi mà Shigeru Miyamoto – ông chủ của Nintendo thường lui tới hồi trẻ.


Giờ thì chúng ta đã hiểu tại sao tựa game được gọi là Star Fox rồi nhé

Giờ thì chúng ta đã hiểu tại sao tựa game được gọi là Star Fox rồi nhé

Dễ liên tưởng các hình ảnh với nhau, khi mà Toori – một cửa hàng màu đỏ truyền thống của Nhật Bản được tái tạo trong Star Fox như những mái vòm của hành tinh Cornerian. Thêm vào đó, bạn có thắc mắc tại sao hình ảnh biểu tượng của tựa game lại là một con cáo không, vì đó chính là vị thần biểu tượng cho ngôi đền Shinto – chú cáo được cho là mang lại những điều tốt lành cho khả năng sinh sản và nông nghiệp của Nhật Bản lúc bấy giờ. Và như Miyamoto thừa nhận, thì ngôi đền Shinto chính là niềm cảm hứng quan trọng nhất giúp ông nghĩ ra ý tưởng về Star Fox lúc bấy giờ.

Xem thêm:

pokemon

The Sims