Những sự khác biệt lớn nhất giữa 2 đại kình địch LMHT Dopa và Faker sau mỗi lần đại chiến

Lâm Nguyễn  - Theo Trí Thức Trẻ | 08/10/2016 0:00 AM

Liên Minh Huyền Thoại
01/08/2012 NCB: Riot Games NPH:

Ngỡ như Dopa và Faker đối đầu với nhau trên đấu trường công lý nhưng 2 anh chàng này thực sự vô cùng ngưỡng mộ nhau để từng bước lấy động lực phát triển tài năng.

“Dopa và Faker, Who is the best” vẫn là câu hỏi chưa đi tới hồi kết của cộng đồng Liên Minh Huyền Thoại trên toàn thế giới. Dễ hiểu thôi, cả 2 đều có sở trường nhất định trước đối thủ, thậm chí còn vượt trội hơn hẳn so với phần còn lại nhưng bản thân họ lại dành khá nhiều sự tôn trọng cho đối thủ. Tuy nhiên, bản thân Dopa và Faker đều sở hữu điểm riêng biệt rất nhiều, chúng ta cùng điểm qua một chút nhé.

1. Một cao thủ Cày Thuê vs một hung thần giật danh hiệu chuyên nghiệp

Tất nhiên đây sẽ là điểm mấu chốt khiến Dopa và Faker phân hóa trong con đường đang lựa chọn. Dù sao đi chăng nữa, họ vẫn được giới cộng đồng game thủ trên toàn thế giới dành sự ngưỡng mộ không hề nhẹ, họa chăng chỉ có Dopa bị hắt hủi ở Hàn Quốc mà thôi.


Muốn cày thuê, hãy gọi Dopa!!!

Muốn cày thuê, hãy gọi Dopa!!!

2. Một người thiên về lối chơi cá nhân, một người thiên về tập thể

Do chuyên hóa rõ ràng trong mục đích tiếp cận Liên Minh Huyền Thoại, Dopa và Faker khác nhau nhất trong khâu lối chơi. Chính vì điều này phản ánh rất nhiều kết quả, hệ lụy sau này.

Dopa tròn trịa đến từng cú click chuột, từng pha di chuyển và sử dụng kĩ năng. Anh chàng này bỏ ra một lượng thời gian cực lớn để nghiên cứu Meta Game, tính toán đường đi nước bước sao cho hợp lí, thậm chí như “Ăn một đơn vị chim biến dị nhỏ để đánh lạc hướng kẻ đich”. Do đó, Dopa gần như không có điểm yếu khi đi đường bởi anh chẳng bao giờ nôn nóng, chờ đợi đối thủ mắc lỗi từ nhỏ nhất. Nếu bị Camp, Dopa biết cách làm sao để tự vực dậy thay vì gọi đồng đội như Faker.


Faker thiên về Control đường.

Faker thiên về Control đường.

Còn Faker, anh bá đạo ở khâu thu hút đối thủ tập trung vào đường mình, thường xuyên ép đường nhử rừng đối thủ ra gank. Từ đó, người đi rừng Bengi chỉ cần Counter Gank 1-2 pha coi như kết thúc trận đấu. Bởi vậy, Dopa cực thán phục Faker ở khoản anh ảnh hưởng lên toàn bộ trận đấu chỉ bằng cách sắp đặt lối chơi cho đồng đội. Không chỉ có Bengi được hưởng lợi, người tận dụng hiệu quả nhất phải là Bang – chàng xạ thủ được tạo mọi khoảng trống để farm. Rõ ràng Faker quan tâm tới đồng đội nhiều hơn hẳn so với Dopa.


Faker thì thiên về đồng đội.

Faker thì thiên về đồng đội.

3. Một kĩ năng cá nhân đỉnh cao, một người tầm hiểu biết giao tranh vô đối

Trong tất cả các kèo đấu solo ở đường giữa không có sự hỗ trợ hoặc tầm ảnh hưởng của người đi rừng 2 bên như nhau, Dopa thắng Faker tới 60%. Rõ ràng Dopa đã tính toán cực nhiều trong khâu sát thương, sử dụng kĩ năng sao cho hợp lí, tối ưu hóa khả năng của mình. Có thể nói: “Dopa như một cỗ máy lập trình trong Liên Minh Huyền Thoại nếu tựa game chỉ có 1 người”. Ngay cả bản thân SOFM gặp Faker còn tạo được rất nhiều áp lực lên Thánh Nerf chứ gặp Thánh Cày Thuê Dopa thì chưa bao giờ hết thọt, thậm chí xanh 1 trận cũng khó.


Solo thì Dopa thường thắng.

Solo thì Dopa thường thắng.

Còn Faker, anh gần như không bao giờ mắc lỗi trong giao tranh tổng, không cần phải tạo quá đột biến nhưng ảnh hưởng mạnh khả năng của mình. Dù chết, Faker vẫn tạo được lợi thế cho đồng đội bởi địch đã dồn quá nhiều tài nguyên để kết liễu anh chàng này. Bởi vậy, các đội đì Faker mạnh vẫn thua từ nguyên nhân này mà ra. Rõ ràng biểu tượng của làng Liên Minh Huyền Thoại thế giới phải có tầm ảnh hưởng lớn đến như vậy.


Các đội tuyển luôn dành cho Faker sự tôn trọng nhất định, đã camp là phải nát.

Các đội tuyển luôn dành cho Faker sự tôn trọng nhất định, đã camp là phải nát.

4. Một người kiêu ngạo, một người khiêm tốn

Dopa là ai, Dopa có kiêu ngạo hay không, câu trả lời là có!!! Trong giới Liên Minh Huyền Thoại, Dopa khá tự đắc với khả năng của mình, coi thường đối thủ trên đấu trường công lý. Thậm chí, nhiều người hỏi Dopa về cách Build Ngọc, Bảng Bổ Trợ, lối chơi,... nhưng Dopa không thoải mái cho lắm mặc dù vẫn trả lời. Ngoài ra, anh còn sở hữu vài pha phát ngôn khá ngông cuồng mặc dù tính đúng đắn không giống như anh chàng Perkz của G2 Esports.


Dopa tính khí hơi kiêu ngạo do hoàn cảnh thay đổi.

Dopa tính khí hơi kiêu ngạo do hoàn cảnh thay đổi.

Còn Faker, cộng đồng game thủ gắn cho anh cái mác: “Nếu anh trả lời phỏng vấn, nó như lời ngon ngọt đổ vào tai đối thủ để rồi hạ Knockout không thương tiếc”. Thánh nerf của chúng ta khiêm tốn đến mức hạ thấp bản thân, tâng bốc kẻ địch lên tận mây xanh. Hơn nữa, tính cách của Faker ít nói nhưng luôn vui vẻ, thoải mái chiều lòng fan hâm mộ.


Đừng nghe Faker trả lời phỏng vấn.

Đừng nghe Faker trả lời phỏng vấn.

5. Kết quả: Một cao thủ Solo Queue, một biểu tượng LMHT thế giới xuất hiện

Dopa dù Try Hard vẫn chỉ là một cao thủ Solo Queue mặc dù anh rất muốn thi đấu chuyên nghiệp sau thời gian bội thu với vai trò Streamer tại Trung Quốc. Tuy nhiên, vết nhơ quá lớn không thể gột sạch của anh được đưa vào “Sổ đen Nam Tào” của Riot nên tỉ lệ Thánh Cày Thuê thi đấu chuyên nghiệp gần như bằng không. Nếu có thể, Dopa chỉ có thể tham dự Liên Minh Huyền Thoại chuyên nghiệp như một phân tích viên hoặc huấn luyện viên thì hay hơn. Chung quy lại, vị trí Top 1 Thách Đấu Hàn Quốc chỉ quanh quẩn qua vài cái tên như Dopa, Deft, Pray,... mà thôi.


Mỗi người 1 vẻ!!!

Mỗi người 1 vẻ!!!

Còn Faker, anh dở hay cũng được cả thế giới tôn sùng và luôn luôn đứng đầu bảng xếp hạng các game thủ xuất sắc nhất mọi thời đại. Thành tích khỏi cần bàn cãi, rất nhiều danh hiệu khu vực và thế giới nói lên điều đó. Ngoài ra, Faker còn nâng tầm cả Esports Hàn Quốc, đưa Liên Minh Huyền Thoại quảng bá trên toàn thế giới. Thực sự tượng đại số 1 đã xuất hiện và bản thân Riot lẫn nghị sĩ đứng đầu Hiệp Hội Thể Thao Điện Tử Hàn Quốc (Kespa) cũng phải thầm cảm ơn anh chàng này.