Những sinh vật thần thoại có hình dạng “dị không đến ngỡ ngàng”

Green  - Theo Trí Thức Trẻ | 06/11/2021 12:55 PM

Basilik thật ra là một gà trống? Những sinh vật thần thoại mà chúng ta tưởng như quen thuộc hóa ra rất khác biệt

Những sinh vật huyền bí với hình dáng khác lạ tồn tài rất nhiều trong các nền văn hóa trên khắp thế giới. Một vài trong số chúng đã trở thành niềm cảm hứng bất tận cho các sản phẩm văn hóa đại chúng như game, phim ảnh, tiểu thuyết… Tuy nhiên, rất nhiều người hẳn sẽ thấy bất ngờ khi biết rằng chúng có hình dạng khác với những gì thường thấy trong phim ảnh hay tiểu thuyết.

Những sinh vật thần thoại có hình dạng “dị không đến ngỡ ngàng” - Ảnh 1.

Basilisk

Basilisk có thể trông giống như một con rắn hổ mang khổng lồ hoặc được miêu tả như sinh vật mình rắn với đầu, cánh và chân của một con gà trống. Quái vật khủng khiếp này nổi tiếng với việc có thể giết chết các nạn nhân chỉ bằng ánh nhìn.

Trong cuốn “Naturalis Historia” của mình, Pliny the Elder miêu tả Basilisk là loài rắn hổ mang chúa chế người sống ở Bắc Phi. Nó được cho là “không dài quá mười hai ngón tay.” Thuật ngữ “basilisk” xuất phát từ “basilikos” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “vị vua nhỏ.” Điều này bắt nguồn từ chiếc vương miện nhỏ mà basilisk thường đội trên đầu.

Những sinh vật thần thoại có hình dạng “dị không đến ngỡ ngàng” - Ảnh 2.

Sinh vật này di chuyển với cơ thể ở vị trí hướng lên trên. Truyền thuyết kể lại, hơi thở của nó có thể làm vỡ đá và thiêu đốt các bụi cây. Hơi thở của basilisk có thể thể biến môi trường xung quanh sinh vật thành sa mạc. Pliny nói rằng nếu một người dùng giáo để giết basilisk thì nọc độc của nó sẽ theo ngọn giáo lan ngược lên trên và giết chết người đó.

Basilisk không thể chịu được tiếng gáy của gà trống và mùi của chồn hương. Vì thế, để hạ gục một con basilisk, người ta có thể dụ và bấy nó vào trong hang chồn hương hoặc ném một con chồn hương vào hang của basilisk. Ngoài ra tiếng gáy của gà trống cũng có thể khiến basilisk chết ngay lập tức. Một cách khác để giết basilisk là lừa nó nhìn chằm chằm vào hình ảnh phản chiếu của chính nó trong gương.

Những sinh vật thần thoại có hình dạng “dị không đến ngỡ ngàng” - Ảnh 3.

Nếu basilisk có các đặc điểm của gà trống, thì nó là cocktrice. Basilisk sinh ra từ trứng của một con rắn hoặc cóc do gà trống ấp, trong khi cocktrice sinh ra từ trứng của một con gà trống do rắn hoặc cóc ấp. Cocktrice có còn có thể là kết quả của một quả trứng gà mái bị bỏ lại trên đồi, do một con cóc ấp. Tuy nhiên, phiên bản ban đầu của basilisk vẫn là một con rắn khổng lồ.

Unicorn và Equalcorn

Người ta tin rằng có nhiều loại kỳ lân khác nhau dựa trên ngoại hình của chúng. Ctesias được miêu tả như một loại kỳ lân Ấn Độ giống lừa với một cái đầu đỏ sẫm, mắt xanh dương, thân mình màu trắng và sừng dài khoảng 30 cm. Chiếc sừng được miêu tả có màu trắng ở gốc, phần đen ở giữa và màu đỏ trên đầu. Chén làm bằng sừng kỳ lân tương truyền có thể bảo vệ người dùng khỏi độc tố, động kinh và co giật. Tuy nhiên, sức mạnh lẫn tính khí nóng nảy của kỳ lân khiến người ta khó lòng săn được chúng.

Những sinh vật thần thoại có hình dạng “dị không đến ngỡ ngàng” - Ảnh 4.

So với mô tả của Ctesias, Pliny định nghĩa kỳ lân có đầu hươu, đuôi lợn rừng, sừng đen dài một mét và chân voi. Ông còn miêu tả thêm rằng sinh vật này có giọng nói trầm và vang. Equalacorn rất hiếm xuất hiện. Sinh vật này được cho là có tính khí hung dữ giống như kỳ lân và không dễ bắt.

Những sinh vật thần thoại có hình dạng “dị không đến ngỡ ngàng” - Ảnh 5.

Hầu hết tất cả đều đồng ý rằng sừng của kỳ lân có phép thuật. Một câu chuyện thời trung cổ kể rằng con kỳ lân nhúng chiếc sừng của nó vào ao nước, khiến cho cái ao trở nên sạch sẽ và tinh khiết để động vật có thể uống được. Nếu kỳ lân gặp một thiếu nữ ngây thơ, người ta đồn rằng nó sẽ gục đầu vào lòng nàng và ngủ thiếp đi. Đây có lẽ là cách người ta có thể dụ và bắt được kỳ lân.

Wyvern và Ourboros

Trong truyền thuyết, wyvern có thân rết, cánh, đầu và đuôi rồng. Wyvern di chuyển bằng hai chân. Người ta khó có thể nhầm lẫn sinh vật này với loài rồng. Loài wyvern ở biển được miêu tả có đuôi cá thay vì đuôi rồng. Dù rất hiếm nhưng wyvern còn được cho là có khả năng thở ra lửa. Sinh vật này gắn liền với băng và thời tiết lạnh giá, nó có nọc độc rất mạnh.

Những sinh vật thần thoại có hình dạng “dị không đến ngỡ ngàng” - Ảnh 6.

Ouroboros là biểu tượng một con rồng hoặc rắn tự cắn đuôi mình. Nó tượng trưng cho tính chu kỳ, sự trở lại vĩnh viễn và tái tạo của bản thân. Trong thần thoại Bắc Âu, Jormugandr, con rắn lớn, cũng bao quanh thế giới và cắn chặt đuôi mình.

Hippogriff

Hippogriff luôn được coi là một sinh vật quý hiếm. Các hiệp sĩ của Charlemagne được cho là thích hippogriff hơn ngựa và thường cưỡi chúng. Sinh vật này được miêu tả là kết quả từ sự kết hợp giữa kền kền và ngựa cái, do đó nó có đầu của một con kền kền, cơ thể của một con ngựa, đôi cánh to và bàn chân của sư tử.

Những sinh vật thần thoại có hình dạng “dị không đến ngỡ ngàng” - Ảnh 7.

Hippogriff được cho là có thể bay nhanh và cao hơn bất kỳ loài chim nào. Ngoài ra, tương truyền nó do pháp sư Atlante thuần hóa. Sinh vật này có khả năng bay từ phần này sang phần khác của địa cầu. Nó rất hay trêu chọc những người cố bắt mình, nhưng khi được thuần hóa thì nó rất trung thành.