Ở phần trước, chúng ta đã điểm qua khá nhiều những khoảnh khắc cá nhân của nhiều tên tuổi nổi tiếng trong lịch sử World Cup. Trong phần này, ngoài những khoảnh khắc cá nhân, thì có những tai tiếng lan rộng ra cả một tập thể, nghiêm trọng hơn là cả một tổ chức. Chúng ta hãy cùng lật lại lịch sử và khám phá tiếp những tai tiếng ấy.
6. Uruguay chiến thắng nhờ “Bàn tay của Suarez”
Trong trận tứ kết World Cup 2010 diễn ra giữa Uruguay và Ghana, Luis Suarez đã có một pha cứu bóng “Để đời” bằng tay của mình vào phút 120+1. Nếu không có bàn tay của Suarez, 100% bóng sẽ vào lưới và là dấu chấm hết của Uruguay. Sau pha phá bóng ấy, Suarez phải nhận thẻ đỏ còn Ghana được hưởng quả phạt đền quyết định.
Nhưng một lần nữa, hình như có Chúa phù hộ cho Uruguay khi Adiyiah lại sút dội xà ngang. Cảm xúc của Suarez lúc ấy bị lẫn lộn lên hết khi vừa khóc xong lại bung lụa sung sướng như một đứa trẻ. Sau 120 phút, cả 2 đội phải thực hiện những cú sút luân lưu gay cấn, nhưng thêm một lần nữa Ghana lại gục ngã đau đớn. Đây được coi là kỳ tích mà bóng đá mang lại cho người hâm mộ. Riêng phần Suarez, anh được coi như là vị thánh trong lòng người dân xứ Uruguay.
7. “Chiếc thẻ đỏ vô duyên của Beckham”
Tại vòng tứ kết World Cup 1998, Anh thua Argentina sau loạt luân lưu 11m. Nhưng tất cả sẽ bị lu mờ hết với pha ăn vạ lịch sử của Simeone. Đây cũng là điểm nhấn ấn tượng và tốn nhiều giấy mực nhất thời bấy giờ. Ở phút 47, 1 chiếc thẻ đỏ đã được dương cao với tiền vệ người Anh David Beckham. Lúc ấy Beckham chỉ tác động rất nhẹ vào người Simeone, nhưng cầu thủ người Argentina đã ngã ra sân vô cùng đau đớn. Trong hoàn cảnh ấy, Beckham vô cùng ngây thơ không hiểu Simeone đang làm cái gì. Chiếc thẻ đỏ đó đã làm cho giới truyền thông lăng mạ Simeone rất nhiều, vì lúc đó Beckham là tiêu điểm của toàn cầu khi anh cực kỳ nổi tiếng vào thời điểm ấy.
Sau này, Simeone đã thừa nhận rằng đã cố tình khiêu khích để Beckham nổi nóng. Pha ăn vạ “cáo già” của Simeone đã đánh lừa được cả trọng tài, và nó đã nằm gói gọn vào phần lịch sử của World Cup.
8. Patrick Battiston gục ngã trên sân – 1982
World Cup 1982 đã chứng kiến pha bóng ghê rợn bậc nhất trong lịch sử. Ở trận bán kết giữa Tây Đức và Pháp đã diễn ra 1 thảm kịch khi Partrick Battiston bất động trên sân sau pha va chạm với thủ môn Harald Schumacher. Trong tình huống ông có cơ hội đối mặt với thủ thành, nhưng thay vì lao ra cản phá, gã thủ môn người Đức nhảy lên phi thẳng vào người Battiston với ý đồ triệt hạ.
Sau tình huống đó, Battiston phải nhập viện vì hơn mê sâu. Gãy 3 chiếc rang, rạn nứt 3 xương sườn và vài đốt sống biển dạng. Phải mất đến 6 tháng ông mới trở lại bình thường. Dù vậy, hành vi thú tính của Schumacher lại không phải nhận bất kỳ án phạt nào.
9. “Bê bối chấn động bóng đá thế giới” – 2002
Hàn Quốc từng được xem là niềm tự hào cả Chấu Á khi lọt vào bán kết WC 202. Tuy nhiên, để tạo ra ánh hào quang đó, đội bóng xứ Kim Chi đã sử dụng đến những chiêu trò tệ nhất. Phải nhắc đến chính là trận đấu tồi tệ nhất giữa Hàn Quốc và Italia, với rất nhiều pha vào bóng nguy hiểm, chơi xấu lên đến đỉnh điểm nhưng trong tài đều lắc đầu với Azzurri. Tiếp đến là còn từ chối cả bàn thắng hợp lệ của Vieri. Sau đó, đội chủ nhà bất ngờ chơi bùng nổ và giành chiến thắng chung cuộc 2-1.
Không thể phủ nhận đội bóng xứ Kim Chi đã có một kỳ WC cực kỳ thành công trên sân nhà. Nhưng càng không thể phủ nhận những vị trọng tài đã giúp họ một tay tạo nên kỳ tích ấy. Đây vẫn sẽ mãi là vết nhơ mà cả người Ý lẫn Tây Ban Nha không bao giờ quên được trước ĐT Hàn Quốc.
10. “Thảm cảnh mang tên Escobar” – 1994
Đây sẽ là điều mà cả thế giới không muốn xảy ra tương tự 1 lần nào nữa. Vào ngày 2/7/1994, cả thế giới phải rúng động khi đội trưởng ĐT Colombia – Andres Escobar bị bắn chết. Theo thông tin, hậu vệ người Colombia phải lãnh 12 phát đạn từ một băng nhóm xã hội đen. Ông thiệt mạng chỉ 10 ngày sau pha đá phản lưới nhà ở trận gặp My (22/6/1994). Bàn thua đó góp phần khiến Comlombia thua Mỹ 1-2 qua đó chính thức bị loại khỏi VCK World Cup. Cơn thịnh nộ của những ông trùm cá độ nổi giận, đã trút xuống Escobar khi anh bị bắn chết bên ngoài hộp đêm El Indio ở ngoại ô Medellin.
“Pha bóng phải trả giá bằng cả tính mạng” của Escobar đã thức đẩy chính phủ Colombia mạnh tay hơn trong việc càn quét những băng đảng tội phạm. Anh em tội phạm nhà Rodriguez bị kết án 30 năm tù tại Mỹ. Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Colombia Juan Bellini bị kết án 6 năm tù vì tội rửa tiền. Hơn 20 năm sau cái chết của Escobar, hình ảnh của anh vẫn xuất hiện trên các sân vận động trong các trận đấu của ĐT Colombia. Câu nói nổi tiếng” Cuộc sống không dừng lại tại đây” của Escobar thậm chí còn được cổ động viên Atlectico Nacional phổ thành lời bài hát.