- Theo Trí Thức Trẻ | 02/08/2021 11:48 PM
1. Microsoft và sai lầm Xbox Kinect
Kinect được Microsoft giới thiệu vào sự kiện E3 2010, khi nó được kỳ vọng là tương lai mới của ngành công nghiệp trờ chơi điện tử. Với việc không cần tới cả tay cầm hỗ trợ và chỉ sử dụng camera, Kinect đã từng được game thủ cho rằng sẽ là bước nhảy vọt của ngành công nghiệp game. Dù vậy, tất cả điều đó đều là sai lầm.
Khi giới thiệu tính năng của Xbox Kinect ra mắt cùng với Xbox One thì Microsoft đã dùng một đoạn video được dựng từ trước chứ không phải trình diễn theo thời gian thực. Y như là trường hợp của Killzone 2: "chúng tôi hy vọng là nó sẽ làm được như thế".
Thực tế thì cả 2 phiên bản Xbox Kinect đều không hoạt động giống như trong quảng cáo. Đến năm 2014, Microsoft mới chịu từ bỏ bán Xbox One đi kèm với Kinect. Đến năm 2018, họ khai tử thiết bị này và coi như quên luôn sai lầm chiến lược của hãng trong suốt gần 10 năm với Kinect.
2. APB: All Points Bulletin sụp đổ hoàn toàn sau 2 lần ra mắt
Với tham vọng trở thành Grand Theft Auto phiên bản Online, nhà thiết kế David Jones đã cùng với Realtime Worlds cho ra mắt tựa game All Points Bulletin. Mục tiêu của họ thật sự rất tuyệt vời - ra mắt một tựa game nhập vai, nơi mà các game thủ có thể phân chia thành các băng đảng và đối đầu lẫn nhau. Để hiện thực hóa tham vọng này, Realtime Worlds đã chi ra hơn 100 triệu USD.
Được ra mắt vào năm 2010, All Points Bulletin được khá nhiều game thủ chú ý bởi màn PR đình đám. Dù vậy, nó không được đánh giá cao bởi các game thủ bởi có quá nhiều vấn đề liên quan tới lỗi game. APB đã phải đóng cửa nhanh chóng sau đó để sữa chữa. Về phần Realtime Worlds, họ đã bán lại tựa game này cho K2 Network và nhanh chóng phá sản vào cuối năm 2010. Dù được mở cửa trở lại thêm một lần nữa, thế nhưng APB vẫn không khá hơn và chẳng bao giờ có thể đạt tới được tầm nhìn của David Jones.
3. Sony kiêu ngạo và thảm họa PS3 giá 599USD
Với thành công vang dội cùng PS2, Sony rất tự tin rằng giờ đây, họ mới là ông vua của hệ máy chơi game console. Khác với các đối thủ còn lại, PlayStation 3 được "thai nghén" và đầu tư hàng loạt để biến nó trở thành chiếc máy chơi game tân tiến nhất tại thời điểm đó. Tuy nhiên, điều đó có nghĩa là PS3 sẽ trở nên cực kỳ đắt đỏ khi Sony quyết định đặt giá cho chiếc mày này lên tới 599 USD.
Sau khi thông báo mức giá đắt "khủng khiếp" này tới người tiêu dùng, Sony đã nhận phải phản ứng ngược. Hàng loạt các game thủ tẩy chay, còn giới chuyên môn và cộng đồng mạng thì đều chỉ trích Sony quá kiêu ngạo và tham lam. Sau tai nạn này, PS3 đã phải giảm giá xuống cùng hàng loạt ưu đãi mới, còn các hệ máy PS sau này thì không bao giờ được chào bán với mức giá đó nữa.
4. EA ép game thủ nối mạng mới để chơi SimCity (2013)
SimCity đã luôn là tượng đài của dòng game mô phỏng, các trò chơi có gắn mắc SimCity luôn luôn bán rất chạy và có được lượng fan đông đảo và trung thành. Dù vậy, điều đó không có nghĩa là nhà sản xuất của tựa game này không mắc sai lầm. Vào năm 2013, EA cho ra mắt SimCity phiên bản mới được nhiều người rất mong chờ. Tuy nhiên, đó lại là một thảm họa.
SimCity (2013) đòi hỏi người chơi phải luôn online, làm cho rất nhiều người chơi khó chịu. Đó là còn chưa kể chế độ cloud save của game cũng liên tục gặp lỗi và phải báo về cho nhà phát triển Maxis. Dù vậy, về sau thì nhà sản xuất đã phải đưa lại tính năng chơi offline vào game.
Đến ngày trình làng, game lại gặp rắc rối khác - game thủ không thể login vào game. Phải mất tới 1 tuần, những người chơi mới có thể vào chơi được. Dù vậy, cú lừa tiếp theo xảy đến - AI không thông minh như tưởng tượng, bản đồ và thành phố thì bé hơn dự kiến. Game vẫn bán được 2 triệu bản, nhưng điều đó không có nghĩa là game thủ còn hứng thú với dòng game này nữa.