Tẩy Tủy Kinh
Do Bồ Đề Đạt Ma sáng tạo ra, Tẩy tủy kinh mang nhiều triết lý Phật gia dùng tu luyện tinh thần và tư tưởng. Người luyện thành Tẩy tủy kinh có khả năng thanh lọc tâm hồn, trở nên tự tại, không bị dụ dỗ, mê hoặc bởi tà niệm. Tương truyền nếu ai luyện tới cảnh giới cao nhất có thể khai mở 6 loại Phật môn thần thông là: Thiên nhãn thông, Thiên nhĩ thông, Tha tâm thông, Túc mệnh thông, Thần túc thông, Tậu tẫn thông.
Cửu Âm Chân Kinh
Cửu Âm chân kinh do một quan văn triều Tống tên Hoàng Thường tập hợp tất cả những kiến thức võ học Đạo gia tạo ra, gồm có 2 quyển: quyển thượng hướng dẫn rèn luyện nội công của Đạo gia, quyển hạ truyền thụ các chiêu thức khắc chế và rèn luyện thân thể. Từ khi xuất hiện, bộ chân kinh này đã gây biết bao sóng gió trên giang hồ. Người luyện thành công Cửu Âm chân kinh rất ít, đa phần đều luyện sai và đi theo hướng tà đạo, luyện thành Cửu Âm bạch cốt trảo (Mai Siêu Phong, Chu Chỉ Nhược) chỉ có Hoàng Sam nữ tử là luyện tới cảnh giới cao nhất.
Cửu Dương Chân Kinh
Cửu Dương chân kinh xuất hiện lần đầu trong phần cuối của bộ tiểu thuyết Thần điêu hiệp lữ, nằm trong Tàng Kinh Các của Thiếu Lâm Tự. Sau đó, Doãn Khắc Tây và Tiêu Tương Tử đã lấy trộm Cửu Dương chân kinh và đem giấu trong bụng con bạch hầu ở núi Côn Luân. Sau này, Trương Vô Kỵ tình cờ lấy được bộ kinh từ trong bụng con bạch hầu và luyện thành Cửu Dương thần công. Theo mô tả của Kim Dung, Cửu Âm chân kinh mang âm tính (lạnh) dùng chiêu số võ công để thắng đối phương thì Cửu Dương chân kinh lại mang dương tính (nóng) dùng nội công bảo vệ thân thể, hóa giải sự tấn công từ các nguồn lực bên ngoài.
Ngọc Nữ Tâm Kinh
Ngọc Nữ tâm kinh là môn võ công lợi hại nhất của phái Cổ Mộ, do tổ sư bà bà Lâm Triều Anh sáng tạo ra, dùng để khắc chế võ công phái Toàn Chân. Nếu muốn luyện thành Ngọc Nữ tâm kinh phải trải qua 3 giai đoạn: thứ nhất phải luyện hết võ công của phái Toàn Chân, thứ hai phải luyện hết võ công của phái cổ mộ, thứ ba mới luyện Ngọc Nữ tâm kinh (phải có 2 người cùng luyện và phải cởi bỏ quần áo trong lúc luyện công, do lúc luyện tập khí nóng trong cơ thể phát ra nếu có quần áo thì khí nóng sẽ chạy ngược vào; nhẹ thì tẩu hoả nhâp ma, nặng thì chết ngay tức khắc).
Dịch Cân Kinh
Tương truyền Dịch Cân Kinh cũng do Bồ Đề Đạt Ma sáng tạo ra nhằm giúp chư tăng trong Thiếu Lâm Tự tăng cường sức khỏe, thay đổi gân, cơ, xương. Dịch cân kinh tất cả có 24 thức, gồm 2 phần Dịch Cân và Tẩy Tủy: 12 thức đầu là những bí quyết nhập môn, làm cho tinh thần sung mãn; 12 thức sau hướng dẫn tu luyện nội công, dẫn khí đi khắp nơi trong cơ thể, chữa được bách bệnh.
Ngoài 5 loại kinh thư trên, thì bí kíp võ học trong tiểu thuyết Kim Dung còn rất nhiều, có thể chia thành nhiều loại như chưởng pháp, đao pháp, kiếm pháp... Để hiểu thêm vì sao các loại võ công này lại bá đạo đến thế, đồng đạo có thể truy cập vào đây.