Những lầm tưởng tai hại về chiến thuật Card Battle khiến game thủ chơi mãi không khá được

Sendor Grimer  - Theo Helino | 02/10/2018 09:00 PM

Võ Thần Vô Song
12/09/2018 NCB: Trung Quốc NPH:

Đúng như cái tên của nó, game chiến thuật cần phải sử dụng đầu óc và sự phán đoán, sáng tạo chứ không chỉ đơn thuần là trò chơi “copy & pase” hay thể hiện trình độ “USD thần chưởng”.

Game chiến thuật Card Battle phát triển đã giúp nhiều người tiếp cận được thể loại game trí tuệ này hơn thông qua những gameplay, đồ họa, kĩ năng, hoạt động mới. Tuy nhiên cũng chính vì thế lượng người chơi "gà mờ" trở nên đông đảo hơn hẳn trong vài năm gần đây. Nhiều người thậm chí đã chơi qua 5, 6 game nhưng mãi chẳng bao giờ lọt nổi Top 10.

Những lầm tưởng tai hại về chiến thuật Card Battle khiến game thủ chơi mãi không khá được - Ảnh 1.

Nhiều game thủ chơi game chiến thuật bao nhiêu lâu vẫn chỉ là "gà"

Bên cạnh việc thiếu kinh nghiệm thực chiến, các game thủ này thực sự khá bị động trong sáng tạo lối chơi riêng của mình. Hơn hết, họ có khá nhiều lầm tưởng về dòng game này và chính điều đó góp phần kĩm hãm họ lại khiến hành trình leo Top đáng ra đơn giản lại trở thành chông gai với nhiều thách thức mà bản thân họ không hiểu.

Những lầm tưởng tai hại về chiến thuật Card Battle khiến game thủ chơi mãi không khá được - Ảnh 2.

Nhiều lầm tưởng về game chiến thuật của người mới chơi khiến họ chẳng leo nổi Top

Chiến lực cao hơn là "auto" thắng

Phải rồi! Lực chiến là hệ thống đo điểm số sức mạnh tổng thể của cả đội hình trong game chiến thuật Card Battle và có nguồn gốc từ các game nhập vai đến từ Trung Quốc. Những con số đó bên cạnh việc thể hiện "đẳng cấp" của người chơi còn là thước đo tương quan sức mạnh của người này so với người khác.

Những lầm tưởng tai hại về chiến thuật Card Battle khiến game thủ chơi mãi không khá được - Ảnh 3.

Kể từ khi xuất hiện, chiến lực đã mặc định trở thành thước đo sức mạnh của đội hình

Tuy nhiên trong thực tế, chỉ số lực chiến này không phản ánh chính xác sức mạnh mà người chơi sở hữu. Bởi trong game chiến thuật, thắng thua có rất nhiều yếu tố quyết định kể cả vận may. Một số game như Võ Thần Vô Song các tướng còn khắc chế lẫn nhau từ bộ kĩ năng đến hiệu ứng, thế nên chỉ số chiến lực nhiều khi chẳng nói lên điều gì, có những trận 1 mình Mạch Hoạch vẫn có thể "cân" 5 cơ mà!

Những lầm tưởng tai hại về chiến thuật Card Battle khiến game thủ chơi mãi không khá được - Ảnh 4.

Mạnh Hoạch, Lữ Bố… và nhiều tướng khác có bộ kĩ năng bá khiến mọi chỉ số chiến lực đều vô dụng

Càng nhiều tướng "xịn" trong đội hình thì càng mạnh

Nếu không phải người chơi có nhiều kinh nghiệm, bạn sẽ khó có thể biết được tướng nào mới thực sự mạnh trong meta hiện tại. Thế nên phổ biến nhất vẫn là sưu tầm các tướng phẩm cao có nhiều sao, hoặc các tướng "auto" mạnh trong event nạp, tiêu KNB. Thì phải mạnh NPH mới cho vào làm phần thưởng chứ phải không?

Những lầm tưởng tai hại về chiến thuật Card Battle khiến game thủ chơi mãi không khá được - Ảnh 5.

Không phải cứ tướng "xịn" là sẽ mạnh mà phải biết kết hợp kĩ năng giữa các tướng

Tuy nhiên vấn đề là trong các game chiến thuật Card Battle như Võ Thần Vô Song, tướng mạnh hay yếu đôi khi phụ thuộc vào sự kết hợp hiệu ứng trong cả trận hình nữa, chứ không phải cứ nhồi tướng "xịn" vào xong mỗi con đánh 1 kiểu thì cuối cùng vẫn thua sấp mặt mà thôi. Đã vậy còn mang tiếng VIP cao nhiều tướng "khủng" mà thua người lực chiến thấp hơn.

Những lầm tưởng tai hại về chiến thuật Card Battle khiến game thủ chơi mãi không khá được - Ảnh 6.

Đánh không cẩn thận là dễ sấp mặt trước đối thủ thấp lực chiến hơn lắm

Cứ chơi theo đội hình của Top 1 là "atuto" hay

Thói quen này thường thấy ở những người chơi đã có chút kinh nghiệm. Họ đã biết sắp xếp đội hình, tính toán hiệu ứng, biết luôn tướng nào đang "hot" và hợp meta và thường xuyên "hóng". Thế nhưng thay vì tìm cách sáng tạo nên lối chơi riêng, họ chỉ chăm chăm xem Top dùng đội hình nào thì nhái lại y hệt.

Những lầm tưởng tai hại về chiến thuật Card Battle khiến game thủ chơi mãi không khá được - Ảnh 7.

Cứ "đú" theo đội hình của Top 1 liệu có phải lựa chọn sáng suốt?

Tất nhiên những người chơi này vẫn có thể lọt vào tầm Top 10, tuy nhiên bản thân họ không sáng tạo nên đội hình đó, họ không thể biết được ưu, nhược như thế nào hay những mẹo ẩn phía sau. Thế nên đội hình "copy & pase" này rất dễ bị đánh bại và thường họ chẳng bao giờ ngoi lên được Top 1 mà chỉ quanh quẩn nhóm dưới mà thôi.

Những lầm tưởng tai hại về chiến thuật Card Battle khiến game thủ chơi mãi không khá được - Ảnh 8.

Hãy chơi theo cách của riêng bạn và sáng tạo lối chơi khác biệt để dẫn đầu meta

Tạm kết

Đã xác định chơi game chiến thuật thì bất cứ game thủ nào cũng nên nghiêm túc tìm hiểu kĩ càng về trò chơi mình lựa chọn để có được trải nghiệm tốt nhất, đáng nhớ nhất. Đó mới thực sự là giải trí và đam mê chiến thuật.

Những lầm tưởng tai hại về chiến thuật Card Battle khiến game thủ chơi mãi không khá được - Ảnh 9.