- Theo Trí Thức Trẻ | 29/08/2016 03:25 PM
Đông Phương Bất Bại làm quái gì có... ngực!
Trong bộ tiểu thuyết kiếm hiệp kinh điển mang tên "Tiếu Ngạo Giang Hồ", nhà văn Kim Dung đã từ miêu tả về nhân vật Đông Phương Bất Bại như sau:
"Không chỉ ham danh tước địa vị giáo chủ Nhật Nguyệt thần giáo, Đông Phương còn muốn võ lâm biết tới mình với danh xưng Võ Lâm Độc Tôn, Thiên Hạ Bất Bại... Nắm bắt được tà tâm này của y, giáo chủ Nhật Nguyệt Nhậm Ngã Hành đã lừa cho Đông Phương luyện tập bộ võ công 'Quỳ Hoa Bảo Điển', khiến Đông Phương tuy có được võ công thượng thừa khi luyện xong, nhưng cái giá phải trả là tự cung, cả đời không còn được sống với danh nghĩa đại trượng phu được nữa".
Tiếp đến, qua ngòi bút tài hoa của mình, nhà văn Kim Dung đã miêu tả tiếp sự biến đổi cả về lối sống lẫn tâm tính của Đông Phương Bất Bại như: Tính khí của người này dần bị nữ hóa, sau khi bắt nhốt được Nhậm Ngã Hành và chiếm được ngôi vị giáo chủ Nhật Nguyệt thần giáo, Đông Phương Bất Bại đã tự trang trí lại căn phòng chính của giáo phái thành một tẩm cung (Loại cung đình dành cho Vương phi hoặc Hoàng hậu thời đó).
Tuy nhiên, tác giả Kim Dung chưa bao giờ khẳng định rằng nhân vật Đông Phương Bất Bại sau khi tự cung đã bị biến hoàn toàn thành một cô gái, do vậy với bộ phim Tiếu Ngạo Giang Hồ được dựng cảnh năm 1993, đích thân Kim Dung đã góp ý để Lỗ Chấn Nhuận - một nam diễn viên vào thủ vai Đông Phương Bất Bại thay vì lựa chọn một nữ diên viên ngoại hình yêu kiều như ý định ban đầu từ đạo diễn phim.
Nhưng đáng tiếc đó là lần duy nhất hình tượng Đông Phương được dựng chuẩn theo ý của Kim Dung, từ đó về sau, Đông Phương Bất Bại xuất hiện trong những bộ phim và game kiếm hiệp đều được thiết kế hình tượng quá xinh đẹp và nữ tính. Sai lệch hoàn toàn đối với nguyên tác từ truyện.
Thiếu Lâm Tự không phải nơi giấu tuyệt kỹ võ công, đừng đến trộm cướp nữa!
Nếu đã từng theo dõi qua nhiều bộ phim truyện kiếm hiệp Kim Dung, hẳn bạn sẽ thấy rất quen thuộc khi nghe nhắc đến cái tên "Tàng Kinh Các". Trong bối cảnh truyện, đây là địa danh truyền đời được phái Thiếu Lâm bảo vệ rất nghiêm ngặt. Việc này cũng là lý do chính dấy lên lời đồn đại rằng: Tàng Kinh Các của Thiếu Lâm Tự chứa đựng vô số tuyệt kỹ võ học, giúp người sở hữu chúng có thể bá thành thiên hạ. Rồi từ lời đồn đại mù quáng này, trên giang hồ không ít kẻ máu làm liều, đến Thiếu Lâm Tự tấn công vào Tàng Kinh Các để nhằm cướp sách, một số khác thì dùng mưu mẹo của mình để đột nhập trộm sách.
Tuy nhiên ở ngoài đời thực, Tàng Kinh Các thự chất là một gian tháp khổng lồ được xây dựng bởi các thiền sư cao tăng Thiếu Lâm Tự, nơi này chỉ dùng để phục vụ việc lưu trữ, bảo tồn kinh phổ truyền đời của Thiếu Lâm, không có giá trị lưu truyền võ thuật. Dường như nhà văn Kim Dung của chúng ta đã hư cấu quá đà rồi!
Lục Mạch Thần Kiếm, Nhất Dương Chỉ là võ công điểm huyệt đạo. Không đánh được từ xa.
Trong nguyên tác gốc của bộ tiểu thuyết Thiên Long Bát Bộ, Lục Mạch Thần Kiếm được biết tới là môn võ công trấn tự của ngôi chùa Thiên Long Tự, một võ công tuyệt kỹ bí truyền của Hoàng gia Đại Lý. Nó cũng được ngòi bút nhà văn Kim Dung mô tả như sau: "Lục Mạch Thần Kiếm không phải là thanh kiếm thật, mà là dùng chỉ lực trong phép Nhất Dương Chỉ biến hoá thành kiếm khí. Tác dụng điểm phế kinh mạch, phong tỏa huyệt đạo của đối phương, gây rối loạn nội công, xuất huyết cận tử...".
Chứ không hề có chút chi tiết nào mô tả đây là môn võ công cho phép người luyện sử dụng nội lực, đâm chém được đối phương ở từ xa mà không cần chạm đến thân thể họ như những bộ phim, game kiếm hiệp Thiên Long Bát Bộ thể hiện sau này. Trong phim, chúng ta hoàn toàn có thể thấy Đoàn Dự đã dùng Lục Mạch Thần Kiếm búng ngón tay từ xa đã làm thanh đao của Mộ Dung Phục gãy vụn từng mảnh. Mặc dù đối với các fan yêu thích phim kiếm hiệp, đây có thể coi là tình tiết góp phần mang lại sự thú vị và tính cuốn hút cho bộ phim, nhưng xét ở mặt nguyên tác truyện, nó vẫn là một sự sai lệch lớn.
Phái Thiếu Lâm không bao giờ thu nhận nữ nhi làm đệ tử.
Theo giáo lý nhập môn của Thiếu Lâm Tự trong tiểu thuyết Kim Dung, bất kỳ môn đệ nào cũng phải thuộc nằm lòng câu "Nam nữ thụ thụ bất thân" (ý chỉ đệ tử Phật gia không được phép có tư tình nam nữ). Nếu phạm phải điều này, đệ tử Thiếu Lâm sẽ phải chịu hình phạt rất nặng, từ việc gánh nước, quét chùa 5 năm hoặc còn có thể bị trục xuất khỏi chùa. Trong những bộ phim kiếm hiệp, Thiếu Lâm Tự cũng dựa trên giáo lý này mà truyền đời không bao giờ đồng ý thu nhận nữ nhi làm đệ tử phái.
Tuy nhiên, bạn sẽ thấy thật lạ đời khi có một tựa game nhập vai kiếm hiệp sẵn sàng chỉnh sửa giáo lý truyền thống này của Thiếu Lâm Tự, để rồi cho phép những bậc nữ nhi hào kiệt trong võ lâm trở thành đệ tử tục gia. Và tựa game làm được điều đó chính là Độc Cô Cửu Kiếm PC.
Mặc dù là một tình tiết gây sốc nặng đối với các fan kiếm hiệp yêu thích môn phái Thiếu Lâm, tuy nhiên ĐCCK cũng có sự lý giải rất hợp lý cho việc này dựa trên phần cốt truyện của trò chơi. Theo đó nhân vật nữ xuất hiện trong phái Thiếu Lâm vốn là một cô gái tên Lan Nhược mang xuất thân từ Vịnh phủ - nơi mà giang hồ vẫn luôn đồn đại rằng bộ mật tịch Long Tượng Bát Nhã Công đang bị cất giấu ở đây.
Sau cùng, Vịnh phủ gặp họa diệt thân, Lan Nhược là người may mắn thoát được cùng với bộ mật tịch, nhưng Thập Đại Môn Phái trên võ lâm lúc này ai ai cũng đều tỏ rõ rắp tâm đoạt về tay mật tịch, chỉ còn có Thiếu Lâm Tự còn giữ được vẻ quang minh chính đại. Lan Nhược vì sự an toàn của bản thân, cũng như muốn có cơ hội học được võ công Thiếu Lâm để sau này rửa hận cho gia đình nên sẵn sàng xuống tóc cải trang thành một nam nhân, xin làm đệ tử của phái này.
Để biết thêm về những sự nhầm lẫn tai hại khi truyện kiếm hiệp Kim Dung chuyển thể thành phim ảnh, hiện tại các bạn có thể tham gia cộng đồng game kiếm hiệp ĐCCK TẠI ĐÂY.