- Theo Trí Thức Trẻ | 18/05/2016 0:00 AM
Kể từ khi Liên Minh Huyền Thoại phát triển cho tới nay, các cao thủ chuyên nghiệp đến rồi lại đi, lúc hùng bá trên đấu trường quốc tế, lúc lại mất tích không để lại dấu vết. Tuy nhiên, trong thời kì hoàng kim ấy, họ cũng đã kịp để lại một chút dấu ấn trong vị tướng sở trường. Và giờ chúng ta cùng tiếp tục với một số vị tướng đặt thương hiệu cho các game thủ Liên Minh Huyền Thoại chuyên nghiệp đình đám trong 6 mùa qua nhé.
6. Kha’zix, Master Yi AP – Alex Ich
Với những người đã gắn bó với Liên Minh Huyền Thoại trong thời gian rất dài, các game thủ gần như không thể quên được một Gambit Gaming hùng bá giữa mùa 2, trước khi chung kết thế giới bắt đầu. Ở thời điểm ấy, vô vàn kì vọng được đặt lên đôi vai của dàn đội tuyển toàn sao: Darien, Diamondprox, Alex Ich, Genja, Edward. Đáng tiếc rằng họ giờ đã mất hút dần nhưng vẫn kịp để lại dấu ấn nào đó cho thế hệ sau.
Thế hệ hoàng kim của Gambit Gaming.
Đặc biệt là thánh dị Alex Ich, anh đặt chân cho 2 vị tướng cực mạnh mẽ tại thời điểm bất giờ: Kha’Zix và Master Yi AP mid. Kể từ khi mới ra mắt, Kha’zix đã được cao thủ Liên Minh Huyền Thoại trên toàn thế giới yêu thích nhờ phong cách Nhất Kích Tất Sát của mình. Chỉ một Combo đơn giản, vị tướng này dọn dẹp hoàn toàn đội hình địch trong nháy mắt nên Riot buộc phải vô hiệu hóa combo Nhảy(E) xài Gai Hư Không (W) và các chỉ số bên lề nữa.
Một thời máu lửa cùng Kha'zix.
Còn Master Yi AP, vị tướng này tương đối giống Kha’zix nhờ khoản vét mạng và ăn Penta Kill trong nháy mắt. Đây thực sự là một con bài rất dị nhưng hiệu quả trên đấu trường chuyên nghiệp buộc Riot phải thay đổi ngay lập tức lối chơi Kiếm Sư Wuju. Alex Ich chưa chắc đã phải người sử dụng Master Yi AP hiệu quả nhất nhưng những quyết định tạo bạo của anh tạo tiền đề cho nhiều chiến thuật dị sau này.
Và trào lưu Master Yi AP.
7. Vayne – Doublelift
Vayne luôn luôn được các game thủ Liên Minh Huyền Thoại trên thế giới yêu thích vì lối chơi gánh team mạnh về cuối trận đấu, chưa kể yêu cầu khả năng xử lí tình huống ở đẳng cấp cao và độ khéo léo cần thiết.
1 phần vì tài năng, 1 phần vì xuất hiện sớm của Doublelift.
Trên đấu trường chuyên nghiệp, không ít các game thủ sử dụng Vayne vô cùng bá đạo như Uzi, Rekkles, Imp, Piglet, Pray,... nhưng cái tên xuất sắc nhất, tạo thương hiệu nhất, gánh team mạnh nhất và được nhắc tới nhiều nhất với Vayne lại thuộc về Doublelift. Một phần vì Doublelift xuất hiện sớm hơn, một phần vì môi trường Bắc Mĩ không quá khắc nghiệt,... nhưng sự xuất sắc và khả năng gánh team của Doublelift thực sự đáng kinh ngạc trong giai đoạn mùa 2 cho tới mùa 4.
Vayne của Doublelift tương đối “Dị”. Anh đi đường thường xuyên thắng các tướng mạnh hơn hẳn mình như Caitlyn, Lucian,... Còn vào giao tranh tổng, khả năng lựa chọn vị trí bắn, quyết định tình huống của Doublelift gần như chuẩn mực. Khi nào cần giữ vị trí hàng sau, khi nào cần băng lên hàng trước, 2lift xử lí tình huống hoàn hảo. Đáng tiếc, một mình 2lift chưa đủ để gánh CLG bước lên đỉnh cao của thế giới.
Thời cãi lộn và câu nói: "I'm The Greatest, Everyone Else Is Trash" ra đời!!!
8. Fizz – WestDoor “Tây Môn Khánh”
Trên thế giới, số lượng người chơi Fizz tốt cũng không hề ít nhưng nổi tiếng đậm chất thương hiệu riêng chỉ có một “WestDoor” mà thôi.
Với Fizz, WestDoor là số 1.
Kể từ khi tách khỏi khu vực GPL, khu vực Đài Loan bỗng dưng nổi lên trở thành một cường quốc thể thao điện tử trên toàn thế giới. WestDoor cũng vậy, anh dần dần khẳng định đẳng cấp của mình không kém top 1 thế giới, đặc biệt với vị tướng Fizz. Kể cả All-Star cho tới chung kết thế giới, Fizz của WestDoor hành hạ các đối thủ mỗi khi đối đầu, thậm chí cả Faker cũng phải lên bảng đếm số tới 3 lần và buộc phải rời sang lane khác.
Fizz WestDoor nổi tiếng theo phong cách khôn khéo, tinh ranh. Bản thân anh ít khi hổ báo trong giai đoạn đầu và nhờ đồng đội hỗ trợ nhưng chỉ cần một chút lợi thế, đối thủ gần như không thể gượng dậy nổi. Đáng tiếc cho WestDoor lẫn khu vực Đài Loan, tại bất cứ giải đấu thế giới nào đi chăng nữa, họ đều chơi rất tốt nhưng lại rời giải với tư thế “Ngẩng cao đầu”.
Ngẫm lại sống mũi Faker vẫn còn cay.
9. Leblanc – Bjergsen
Trên thế giới khó kiếm được một người nào toàn diện như Bjergsen tại vị trí đường giữa. Faker có trận thọt, có trận thắng nhưng Bjergsen gần như không bao giờ thua thiệt so với đối thủ mặc dù đội mình có tạ đến mấy đi chăng nữa. Anh sở hữu gu tướng vô cùng rộng rãi, từ pháp sư ôm farm cho tới pháp sư sát thủ kiêm cả sát thủ vật lí lẫn xạ thủ đường giữa.
Với Bjergsen, Leblanc là vị tướng tủ số 1.
Tuy nhiên với phong cách gánh team quen thuộc, vị tướng đáng sợ nhất trong tay Bjergsen thuộc về Leblanc. Nổi tiếng cùng biệt hiệu “Thánh Mechanic”, Bjergsen sở hữu các pha xử lí tình huống vô cùng chuẩn mực, khéo léo, Outplay đối thủ trước sự ngỡ ngàng của fan hâm mộ. Giống như Dopa, Bjergsen xử lí tình huống bình tĩnh trong bất cứ tình huống nào đi chăng nữa. Nếu so sánh Bjergsen với Faker, cả 2 ngang tài ngang sức nếu 1vs1, chỉ tiếc chiến thuật và sự đồng đều người Hàn hơn hẳn Bắc Mĩ.
Thời còn Bùa Đầu Lâu, Bjergsen đã tung hoành đấu trường khu vực bằng Leblanc, đặc biệt tại trận ra mắt Team SoloMid khi chạm trán Lemondogs tại Battle Atlantic. Khi trang bị này mất đi, Bjergsen vẫn ghê gớm không kém trong các cuộc Boot Camp tại máy chủ Hàn Quốc gần đây và SOFM cũng đã ngậm hành ở một vài trận đấu.
Pha xử lí bậc thầy của Bjergsen tại Rank Hàn cách đây 2 ngày.
Liên Minh Huyền Thoại: 90 SOFM sẽ chuyển sang Trung Quốc thi đấu tại giải đấu LPL