Những game thủ LMHT gây thất vọng khôn nguôi sau vòng bảng chung kết thế giới mùa 6

Lâm Nguyễn  - Theo Trí Thức Trẻ | 11/10/2016 0:00 AM

Liên Minh Huyền Thoại
01/08/2012 NCB: Riot Games NPH:

Như vậy là cục diện vòng bảng chung kết thế giới mùa 6 đã an bài, rất nhiều game thủ Liên Minh Huyền Thoại được tôn vinh như vị thần nhưng một vài người để lại những tiếc nuối khôn nguôi cho fan hâm mộ.

“Được thua là chuyện thường của nhà binh” – câu nói nổi tiếng của Tào Tháo đã áp dụng cho muôn đời sau này, kể cả Liên Minh Huyền Thoại. Chung kết thế giới mùa 6 quả thực đem lại cho khán giả quá nhiều sự mãn nhãn sau mấy mùa trước không có nhiều diễn biến bất ngờ. Ở năm nay, các đội được đánh giá cực cao phải về nước trong đó 2 đội Wildcard lại khiến cho các “Đại gia” phải toát mồ hôi hột. Giờ chúng ta cùng điểm qua những game thủ gây thất vọng nhất vòng bảng chung kết thế giới nhé.

1. Doublelift

Vị trí số 1 không ai khác thuộc về gã xạ thủ của Team SoloMid. Khi mà Bjergsen, Svenskeren và Biofrost làm hết sức mình thì Doublelift nặng đến khó tin, thậm chí chính tuyển thủ này làm Team SoloMid tuột mất chiếc vé vào vòng Knock-out loại trực tiếp.

Ở loạt trận đầu tiên, Team SoloMid thi đấu tương đối chậm chạp, vật vã trong bảng được coi tử thần nhất giải đấu. Cũng may nhờ sự toả sáng của Bjergsen và Svenskeren, Team SoloMid giành tới 2 trận thắng trước đại diện mạnh nhất Samsung Galaxy và I May, chỉ để thua trước Royal Never Give Up. Trong trận thua đó, Doublelift liên tục bị bắt lẻ, farm thua so với đối thủ khi cầm Jhin. Tạ đã vậy, Doublelift còn đổ thừa cho việc chọn tướng khiến anh chàng này không thể phát huy sức mạnh.

Bước vào loạt về, Team SoloMid sở hữu tương đối nhiều lợi thế bởi họ sở hữu tỉ số 2 thắng – 1 thua, lại hơn Samsung Galaxy về chỉ số đứng đầu. Tuy nhiên, việc để thua ngay Samsung Galaxy ở trận thứ 4 đẩy Team SoloMid vào cửa tử: “Phải thắng Royal Never Give Up để đi tiếp”. Trong trận thua đó, lỗi thuộc về Doublelift nhiều nhất vì nếu anh không chết trước Viktor của Crown, TSM vào Baron, cục diện trận đấu đã khác. Cuối cùng, TSM thất thủ trước RNG vì để cho Uzi quá xanh, chấp nhận rời cuộc chơi ngay trên sân nhà.


Tình huống 2lift bị giết khi đồng đội đang cố vào baron để ăn.

Tình huống 2lift bị giết khi đồng đội đang cố vào baron để ăn.

2. Mata

Là hỗ trợ được đánh giá nhất nhì thế giới, màn trình diễn của Mata khiến cộng đồng game thủ thất vọng khôn nguôi, đặc biệt là cổ động viên Royal Never Give Up cùng khu vực Trung Quốc.

Mata có khả năng thi đấu với tiết tấu nhanh, thường xuyên chủ động trong giao tranh đi đường và di chuyển những tình huống bắt bài đối thủ đến chết người. Tuy nhiên chính vì lối chơi đó, Mata vô tình hại đồng đội mình trong suốt khoảng thời gian vòng bảng vừa qua. Nguyên nhân đến từ việc trình độ các game thủ đã tăng lên, họ không còn e ngại lối chơi Mata, chủ động lên kế hoạch hỗ trợ và phản Gank dẫn tới anh chàng này liên tục chết lẻ. Điều đó đồng nghĩa với việc Mata không thể rời đường di chuyển, bỏ lại Uzi một mình dẫn tới quá nhiều khoảng trống cho kẻ địch di chuyển, mất dần tầm kiểm soát vốn là thế mạnh.

May mắn thay, Royal Never Give Up phải nhờ đến sự may mắn mới thoát qua ngách cửa cực hẹp để đi tiếp. Đầu tiên, TSM thua lỗi trước Samsung Galaxy để rồi RNG thắng trận bản lề lọt vào vòng tứ kết với thành tích đối đầu 2-0 trước TSM. Có lẽ lối chơi của RNG vẫn chưa khiến các fan hâm mộ yên tâm mặc dù họ sở hữu quá nhiều sao.


Mata đã feed 2 mạng, sau đó di chuyển lỗi.

Mata đã feed 2 mạng, sau đó di chuyển lỗi.

3. Perkz

Thánh nổ Perkz là điểm trừ nặng nhất của team G2 Esports, anh chàng này tạ đã đành lại còn nổ quá mức. Dù mấy giải đấu liền đội tuyển này không có đối thủ tại khu vực, họ lại chẳng bằng một tân binh Wild Card như Albus NoX Luna.

Perkz thường xuyên thua đường trước đối thủ, di chuyển hỗ trợ đồng đội cực kém, thậm chí cầm tướng mạnh hơn nhưng vẫn thua đường. Dù người đi rừng Trick đánh khá tốt, bản thân Perkz không nắm bắt kịp với người đồng đội của mình, thường xuyên để đồng đội lọt vào vòng kẹp của nhiều thành viên đối phương. Bị động ở đường, Perkz chẳng còn việc gì khác ngoài farm nhưng vào giao tranh tổng mắc lỗi vị trí hoặc bị ép góc dẫn tới bắt lẻ hoặc chết sốc.

Thực ra Perkz còn rất trẻ và mới gia nhập đấu trường công lý chuyên nghiệp nên không mấy ai quá chê trách anh nếu kĩ năng còn hạn chế. Tuy nhiên, bản thân mình có tài nhưng chưa trau dồi đức độ, thường xuyên hạ thấp đối thủ, phát ngôn khiến cả thế giới gây sốc nên hàng tấn gạch đá chuyển tới anh sau mỗi lần thất bại.


Perkz hay mắc lỗi vị trí.

Perkz hay mắc lỗi vị trí.

4. Meteos

Mặc dù Cloud 9 đã có vé vào vòng trong nhưng chiếc vé này có phần may mắn một chút, đồng thời người chơi Jensen và Impact đã gánh team lên khá nhiều. Điểm trừ nặng nhất của đội tuyển Bắc Mĩ này đến từ Meteos, người đã được coi như thần rừng số 1 khu vực tại mùa 3.


Meteos thì tạ đến mức khó tin.

Meteos thì tạ đến mức khó tin.

Trong các trận đấu đã qua, Meteos thật sự không đóng góp nhiều vào lối chơi, chỉ cố gắng di chuyển tránh đồng đội bị Gank mà thôi. Quả thực mà nói, Meteos thi đấu tròn vai chưa nổi chứ không nhắc tới sự đột biến, thường xuyên làm tạ của team chờ Jensen và Impact gánh. Bản thân người chơi hỗ trợ Smoothy chơi khá tốt còn Sneaky vẫn chưa được ổn định cho lắm. Bởi vậy mấy ngày qua, Cloud 9 chật vật mãi mới qua được vòng bảng bởi 2 đội còn lại là Flash Wolves và I May tự ngáng chân nhau.

Suốt khuôn khổ vòng bảng, chúng ta nhận ra ở Cloud 9 một điều: “Họ chiến đấu thể lực cực tốt, lối chơi rõ ràng, giao tranh dứt khoát”. Quả thực ở Việt Nam, Fan Cloud 9 cực đông và nguy hiểm bởi anh chàng Hai cùng Balls trước đây, giờ đến lối chơi cống hiến. Chúng ta hãy cùng cổ vũ C9 trong thời gian sắp tới với 2 nhân tố mới toanh Jensen và Impact nhé.