Nhìn những đứa trẻ bây giờ trên tay lúc nào cũng là smartphone, hay lướt máy tính bảng là có thể chơi hàng chục ngàn tựa game. Nhưng với những anh em game thủ 8x 9x đời đầu, cảm giác chơi game hoàn toàn khác hẳn. Những trò đã in đậm sâu vào trong tâm trí chẳng thể nào quên.
Ninja Gaiden (1988)
Là một trong những tựa game được các game thủ nhí thời bấy giờ đặt cho một cái tên vô cùng dễ thương, ngộ nghĩnh và dễ nhớ là Ninja "Gà".
Thế nhưng khi vào game, những cậu bé đang quen với những tựa game hành động có phần đơn giản đã nhận ra, đây là một trong số những game khó nhằn nhất từng được diện kiến.
Thanh máu dài, nhưng chỉ một nút bấm lỗi, bạn sẽ có thể bị cả đám lính "đông như quân nguyên" trên bản đồ củ hành. Ấy là chưa kể vì là một tựa game về Ninja, nên các màn chơi đều được thiết kế vô cùng kỹ lưỡng để đòi hỏi từ chính game thủ kỹ năng di chuyển thượng thừa. Game rất khó để chơi giỏi, và trên thực tế, nó cũng chẳng dễ chơi chút nào.
The Lion King (1994)
Tuổi thơ của chúng ta thì gần như ai cũng đã từng xem ít nhất một lần bộ phim cực kỳ thành công "Vua sư tử" và tựa game cùng tên cũng theo đó trở thành "kinh điển" bậc nhất này của Disney.
Game đưa người chơi vào vai Timon và Pumbaa trong một nhiệm vụ tìm kiếm Hakuna Matata. Nó có ba chế độ chơi trò chơi là chế độ solo, coop và theo team. Chế độ Solo cho phép người chơi chơi nhân vật Timon hoặc Pumbaa với độ khó đơn giản.
Trong chế độ coop, người chơi phối hợp luân phiên giữa cả hai nhân vật để giải câu đố và hoàn thành nhiệm vụ. Trong chế độ team, người chơi sử dụng cả hai nhân vật với Timon cưỡi Pumbaa trong các chuỗi rượt đuổi mà game thủ phải đảm bảo rằng Pumbaa không gặp phải bất kỳ trở ngại nào.
Sau khi mỗi chương được hoàn thành, người chơi được thưởng những mảnh ghép đặc biệt. Khi thu thập tất cả các mảnh ghép, hình ảnh của Hakuna Matata được hiển thị và sẽ có 5 mức thưởng, phần thưởng là các đoạn phim nhỏ trong game mà bạn chưa từng xem trên film.
Giờ nghĩ lại mình thật may mắn và hạnh phúc khi đã chinh phục được tựa game siêu hay này.
Super Mario Bros: The Lost Level (1986) - Japan
Mấy đứa trẻ chẳng bao giờ chán nghe câu chuyện kể về "chàng Hoàng tử chiến đấu với con Rồng, để cứu nàng Công chúa đang bị giam giữ trong một tòa lâu đài". Cha mẹ có thể đã kể hằng trăm lần, nhưng bọn trẻ vẫn muốn nghe đi nghe lại câu chuyện ấy. Điều này có lẽ sẽ lập đi lập lại, sau nhiều thế hệ nữa. Không bao giờ kết thúc!
"Người hùng" Mario phải rong ruổi qua nhiều miền đất, đối mặt với nhiều nguy hiểm, cạm bẫy, và chiến đấu với không ít những quái vật, và cuối cùng là đối mặt sống còn với Bowser - nhân vật phản diện cuối cùng của phe ác, để giải cứu nàng Công chúa Peach. Đôi lúc, trong cuộc hành trình, Mario được tương trợ bởi những người bạn, và người anh em của mình, đó là Luigi.
Phải thừa nhận rằng đến bây giờ cũng gần 30 năm rồi mà ‘câu chuyên về anh thợ sửa ống nước’ là một trong những câu chuyên ‘bất tử’ của ngành giải trí điện tử.
Mega Man (1987)
Xuất hiện từ năm 1987 trên hệ máy NES gắn liền với tuổi thơ của không biết bao nhiêu người, trong đó có tôi. Một series game hoàn hảo và luôn chiếm một vị trí trong tim các game thủ thời bấy giờ. Đó là Mega Man là tuổi thơ của chúng tôi.
Mega Man là một tượng đài, một biểu tượng văn hóa và là một phần trong ký ức tuổi thơ ngọt ngào của những game thủ Việt thuộc thế hệ 8X đời đầu nhưng cái trò này nó khó kinh khủng, nhất là những ai không có một đôi tay nhanh nhạy. Nếu sinh vào thập niên 90, bạn hãy cảm thấy may mắn bởi mình đã làm quen với thương hiệu này thông qua những phiên bản sau, có thể hay hơn hoặc dễ hơn tùy nhận định nhưng chắc chắn là dễ hơn nếu so với bản 1987.
Trong cốt truyện của loạt trò chơi chính, Rock là một người máy giống người được tạo ra trong phòng thí nghiệm bởi một nhà khoa học là Tiến sĩ Light (Dr. Light). Trước sự phản bội của Tiến sĩ Wily (Dr. Wily), Rock được biến đổi thành một người máy chiến đấu để bảo vệ thế giới khỏi sự đe dọa của đội quân độc ác của tiến sĩ Wily. Từ đây, Rock trở thành Mega Man.
Battletoads (1991)
Battletoads lại được game thủ Việt nhớ đến nhiều hơn với tên gọi Song Long Ếch. Nguồn cơn bắt đầu từ phiên bản crossover của các chú ếch với anh em Billy và Jimmy trong Double Dragon, game này cháy hàng ở các tiệm điện tử xèng và kể từ ấy dù không còn xuất hiện hai thanh niên kia, Song Long Ếch mới chính là cái tên quen thuộc mỗi khi hình ảnh của Battletoads xuất hiện.
Battletoads và cái máy arcade rất hợp khi đi cùng nhau, đặc biệt là trong công cuộc" nuốt tiền ăn sáng" của một thằng nhóc vừa học lớp 7 đang cố gắng trải nghiệm trò chơi mới như tôi ngày ấy. Có tổng cộng 12 màn chơi, hàng tá kẻ thù dí sát đít và đạn do kẻ thù tung ra cực kỳ khó tránh. Hẳn ai chơi đều nhớ những cú đấm "tay to" và những cú đá "chân to" làm nên thương hiệu của tựa game kinh điển này.
Trò chơi hấp dẫn vì rất khó và nhưng sẽ cực vui khi phá đảo nhé, vì như bạn đã vượt qua một kỳ thi cam go vậy.