Những đối thủ truyền kiếp nếm trái đắng của Faker trong suốt quãng thời gian thi đấu chuyên nghiệp

Lâm Nguyễn  - Theo Trí Thức Trẻ | 29/10/2016 0:00 AM

Liên Minh Huyền Thoại
01/08/2012 NCB: Riot Games NPH:

Trong thời gian thi đấu chuyên nghiệp, rất nhiều game thủ Liên Minh Huyền Thoại đã nếm trái đắng của Faker và đều sa sút phong độ trông thấy. Giờ chúng ta cùng điểm lại một số gương mặt.

Thi đấu với Faker, chuyện rất nhiều game thủ Liên Minh Huyền Thoại nổi tiếng ở đường giữa đã làm nhưng chẳng mấy ai giành được chiến thắng dù chỉ nhỏ nhoi. Hơn nữa, điểm chung của họ sau khi thất bại trước thánh nerf Faker chính là đều sa sút phong độ trong khoảng thời gian sắp tới. Giờ chúng ta cùng điểm qua một vài gương mặt nhé.

1. Ambition

Người đầu tiên nếm trái đắng của Faker không phải Ryu mà là Ambition, người chơi đường giữa cực nổi một thời của CJ Entus Blaze. Trong trận đấu đó, Ambition cầm Kha’zix – vị tướng cực mạnh lúc bấy giờ ngậm đầy hành trước Faker cầm Nidalee.


Ngày đầu tiên Faker gia nhập đấu trường chueyen nghiệp, Ambition đã ăn lao.

Ngày đầu tiên Faker gia nhập đấu trường chueyen nghiệp, Ambition đã ăn lao.

Trong trận đấu đó, SKT T1 #2 của Faker lựa chọn các vị tướng mang tính chắc chắn nhiều hơn bởi đối thủ vượt trội hơn hẳn về kĩ năng như Caityn, Jarvan, Shen và Nidalee. Bởi vậy, Kha’zix của Ambition gần như không có cơ hội Gank, liên tục bị ép vào trụ để Bengi kiểm soát tất cả phần còn lại bản đồ. Kể từ giây phút thua trận trở đi, Ambition gần như không phải đối thủ của Faker, thậm chí cả Ryu – tài năng đường giữa số 1 thời ấy cũng phải ngậm ngùi về nhì. Sau đó, Ambition quyết định từ giã đường giữa về vị trí đi rừng nhưng người anh cay nhất lại là Bengi – Phép Bổ Trợ thứ 3 của Faker.

2. Ryu

Theo thời gian, Ryu là người thứ 2 nếm trái đắng của Faker nhưng anh chàng này thê thảm hơn hẳn so với Ambition. Chỉ sau một pha Outplay huyền thoại lịch sử, Ryu từ kẻ bá đạo nhất khu vực Liên Minh Huyền Thoại số 1 thế giới chật vật tìm cho mình lối đi riêng.


Lúc đầu hả hê vì Faker thắng, sau lại thấy thường Ryu.

Lúc đầu hả hê vì Faker thắng, sau lại thấy thường Ryu.

Nếu ai yêu thích quan tâm Liên Minh Huyền Thoại 1 chút có thể nhớ ra: Đó chính là tình huống solo Zed ở đường giữa. Lúc ấy, Faker chỉ còn 30% máu, có khăn giải thuật+ tốc biến trong tay, Ryu còn đầy cọc máu lao vào thánh nerf. Tuy nhiên, Ryu chỉ tấn công được đúng 1 Auto Attack và 1 chiêu E, còn đâu Faker né sạch tất cả mọi thứ kèm giải luôn chiêu cuối bằng Khăn Giải Thuật. Sau pha đó, KT mất luôn đường dưới và đường giữa rồi thua cuộc.

Cuối cùng, Ryu cứ trôi dạt khắp châu Âu nhưng thành công nở quá muộn. Chật vật cùng các đội hạng thấp, mãi khi anh gia nhập H2K mới đạt được chút vinh danh nhưng vẫn dưới bóng Faker. Dù sao đi chăng nữa, Ryu không còn quá háo thắng của tuổi trẻ, anh vẫn rất mến mộ Faker và thi đấu với tình thần thoải mái.


Nỗi ám ảnh khó có thể quên.

Nỗi ám ảnh khó có thể quên.

3. Cool

OMG Cool tiếp bước Ryu ở giải đấu chung kết thế giới mùa 3. Lúc đó, SKT và OMG cùng bảng với nhau, hai đội gặp nhau 2 lần và trong cả 2 lần đó, Cool dù có cầm tướng thủ hay tướng công, anh đều ngã gục trước Faker.


Faker thắng trước Cool như một thói quen.

Faker thắng trước Cool như một thói quen.

Sang All-Star Paris 2014, hai đội OMG vs SKT lại gặp nhau ở trận chung kết tổng. Như một thói quen luôn, SKT T1 đánh bại OMG với tỉ số 3-0 khiến Cool phải thốt lên câu nói: “Faker là Vua Quỷ Bất Tử”. Nên nhớ, Cool là game thủ đường giữa xuất sắc nhất Trung Quốc năm 2013 và 2014 nhờ phong cách chơi hiệu quả, ổn định, chắc chắn, đẹp mắt nhưng cũng phải chịu gục ngã. Một phần vì người Hàn Quốc chơi quá chặt chẽ, một phần vì Faker có tầm ảnh hưởng hơn mình khá nhiều. Từ sau All-Star 2014, Cool đã không còn giữ được phong độ ổn định, nhường bước cho các thế hệ trẻ hơn tiếp theo.

4. Pawn

Trong các đối thủ của Faker, Pawn có lẽ được hưởng nhiều vinh quang nhất. Tuy nhiên, 80% công lực của Pawn cũng chỉ là đòn gió nếu không có sự hỗ trợ đắc lực của đồng đội.


Pawn có lẽ mừng nhất vì thời anh phất là thời SKT T1 xuống phong độ.

Pawn có lẽ mừng nhất vì thời anh phất là thời SKT T1 xuống phong độ.

Ở thời Samsung White vô đối, SKT T1 dần sa sút phong độ và phải cải tổ đội hình cực mạnh để tìm lại ngôi vị vinh quang. Thời ấy, Bengi bị bắt bài chặt chẽ, Impact vẫn tốt nhưng không được hỗ trợ, Piglet và PoohMandu thi đấu kém hiệu quả hơn hẳn nên 3 người họ phải ra đi. Faker vẫn ổn định nhưng phải công nhận Dandy + Mata vừa mạnh lại vừa được Meta mùa 4 hỗ trợ. Bengi bị bắt thóp, Pawn lấn áp trước Faker cùng phong cách thủ farm lúc đầu chờ Item như Jayce, Morgana, Lulu,…

Sau khi Samsung White tan rã, Pawn chuyển tới Edward Gaming và cũng giành được MidSeason Invitational – giải đấu cuối cùng mà Pawn chém gió 80% công lực. Từ sau giải ấy, hễ Pawn gặp Faker trong Rank, anh đều tan nát và chấn thương cũng hành hạ gã béo điển trai này. Cho đến bây giờ, Pawn gần như không phải đối thủ của Faker và phải nhường chỗ cho Scout.


Giờ thì chấn thương vai hành hạ rồi.

Giờ thì chấn thương vai hành hạ rồi.

5. Dade

Dade là người ngậm khá nhiều cay đắng đến từ Faker. Trong suốt hơn 1 năm thi đấu tại LCK, từ một game thủ nổi lên cùng phong cách hổ báo, anh chàng này đã mất tích chỉ sau một thời gian ngắn.

Dade tài năng – chuẩn không cần chỉnh bởi tại sao? Thông thường các game thủ nổi lên trên đấu trường chuyên nghiệp đều không thuộc mẫu người hổ báo bởi hổ báo đem lại nhiều hại hơn lợi. Bởi vậy, hổ báo mà thành danh không mấy người làm được. Tuy nhiên, Dade sau khi bị thuyên chuyển sang Samsung Blue dần mất tích trước Faker, sa sút phong độ tột đỉnh. Hơn nữa, Spirit dù tài năng nhưng bản thân anh chàng này có lối chơi cá nhân hơn đồng đội, không trợ giúp Dade quá nhiều. Cuối cùng, bản thân Dade hổ báo nhưng gặp người chắc tay như Faker cũng không có đất mà phô diễn. Cuối cùng Dade phải sang đất Trung Quốc thi đấu suốt mùa 5 cho tới nay.


Dù tài năng như Dade rất ít khi nếm mùi chiến thắng trước Faker.

Dù tài năng như Dade rất ít khi nếm mùi chiến thắng trước Faker.

6. Người tiếp theo – Rất có thể là Crown

Crown – tài năng của Samsung Galaxy chúng tôi đã để ý từ lâu nhưng không nhiều người nhận ra khả năng của anh chàng này. Đơn giản vì Crown có lối chơi chủ động, gánh team mạnh thông qua các tướng tủ như Viktor, Cassiopeia, Ryze,… và đặc biệt là Dasua – tướng mà cảm giác anh chàng này Master không thể hơn.


Một là thành công, hai là bị thông, Crown chọn đi.

Một là thành công, hai là bị thông, Crown chọn đi.

Đáng tiếc, Crown vẫn đứng sau một cái bóng quá lớn của Faker bởi Faker hơn hẳn các Mid Laner khác ở khâu sắp đặt Gank cho đồng đội (Blank phát biểu đi Mid cho SKT T1 rất nhàn) nên chưa thể có dịp toả sáng. Hơn nữa, xạ thủ cũ của Samsung là Fury nổi tiếng với lối chơi cá nhân, không ăn khớp đồng đội nên đã ra đi, nhường chỗ cho Ruler – tài năng cực trẻ mới nổi.

Bởi vậy, “Một là thành công, hai là bị thông” – câu châm ngôn chuẩn nhất cho Crown tại trận chung kết thế giới sắp tới khi đối đầu với Faker. Quả thực nếu bây giờ không giành được chức vô địch, gần như Samsung Galaxy không còn cơ hội mơ tưởng tới chức vô địch nào nữa cho đến khi SKT T1 không tham dự hoặc Faker giải nghệ.