Những điều thú vị về trò chơi điện tử ở các quốc gia khác mà có thể bạn chưa biết

Mặt Trứng  - Theo Helino | 18/05/2018 03:45 PM

Ở đa phần các quốc gia, trò chơi điện tử đã trở thành một trong những nét văn hóa khá phổ thông đối với tất cả chúng ta. Thậm chí, như ở các nước phát triển, eSport, hay thể thao điện tử còn được coi là một nền công nghiệp với thu nhập khổng lồ và không ngừng phát triển qua từng năm. Tuy nhiên, đó là ở Mỹ, còn tại các quốc gia khác, có rất nhiều điều luật thú vị mà có thể bạn còn chưa biết đâu.

Cheater và hacker có thể phải nhận án tù ở Trung Quốc

Có thể lấy ví dụ về PUBG, trò chơi được phát hành ở Trung Quốc bởi Tencent – hãng game khổng lồ, hay thậm chí là nổi tiếng nhất của đất nước này. Với số lượng người chơi chiếm xấp xỉ 50% trong số 27 triệu người trên toàn thế giới, Trung Quốc đích thị là thị trường màu mỡ mà không ai muốn bỏ qua.


Hacker và cheater ở Trung Quốc có thể phải vào tù đấy.

Hacker và cheater ở Trung Quốc có thể phải vào tù đấy.

Tuy nhiên, bên cạnh những vấn đề lợi ích, Tencent cũng phải khá đau đầu khi đối phó với nạn hack và cheat tràn lan ở tựa game này. Mặc dù Battle Eye đã góp phần hạn chế vấn nạn này, bằng cách ban thẳng tay hơn 1.5 triệu tài khoản kể từ tháng Giêng năm nay. Nhưng điều đó với Tencent vẫn là chưa đủ, khi mà đa phần nạn hack và cheat chủ yếu tới từ sự vô ý thức của các game thủ Trung Quốc.

Có lẽ chính phủ Trung Quốc cũng đang dần để tâm tới vấn đề này, và bằng chứng mới đây nhất là họ đã bắt giữ 15 nhóm tin tặc lớn, đồng thời công bố khoản phạt lên tới 5.1 triệu đô tiền phạt. Hay mới đây hơn, một cặp đôi lừa đảo, đã lợi dụng các thông tin cá nhân của một người chơi Dungeon Fighter Online đồng thời chiếm đoạt 6,405$ của anh này. Và cái kết buồn chính là án tù trị giá 2 năm cho mỗi người. Khá đắng, nhưng cũng xứng đáng.

Trò chơi điện tử ở Iran vẫn tiếp tục phát triển bất chấp những hạn chế về phong tục

Cuộc cách mạng Iran vào năm 1979 đã cấm đi rất nhiều thứ mà ở đất nước này mà người dân phương Tây vẫn thường có, mà trò chơi điện tử cũng là một trong số đó. Bảo cấm thì hơi quá, nhưng thật sự rất khó để phát hành hay du nhập các tựa game vào Iran. Tuy vậy, kể từ đó tới nay, một số tiện nghi hay văn hóa phương Tây cũng đã dần dần tiến tới đất nước này, ví dụ như Pizza Hut chẳng hạn. Và trò chơi điện tử cũng không phải là một ngoại lệ.


Hình ảnh của một tựa game được cho là phù hợp với thuần phong mỹ tục của Iran

Hình ảnh của một tựa game được cho là phù hợp với thuần phong mỹ tục của Iran

Khi nói tới các trò chơi điện tử nước ngoài, người dân Iran thường sẽ phải mua bản lậu, hoặc phiên bản do ESRA – cơ quan xếp hạng trò chơi của Iran biên tập. Thế nên, các game thủ của nước này chỉ có thể chơi một vài tựa game được đánh giá là phù hợp với văn hóa và thuần phong mỹ tục, nhưng không vì thế mà niềm đam mê của họ bị giảm sút. C

ụ thể, theo một thống kê từ năm 2016, có tới 23/80 triệu người dân Iran đã chơi các tựa game, đồng thời 37% trong số đó là phụ nữ. Điều này cho thấy sức phát triển đang lớn lên từng ngày của thị trường Trung Đông này, và dù có nhiều hạn chế, nhưng nó vẫn đang phát triển một cách khá tích cực. Rõ ràng, game đơn thuần chỉ là một thú vui, không nên liên đới nó tới các vấn đề chính trị phức tạp.

Giá đồ công nghệ chơi game ở Venezuela cao tới kinh khủng

Như chúng ta đã biết, nền kinh tế Venezuela đang trong tình trạng hỗn loạn, và mỗi ngày, có tới hàng chục ngàn người đổ ra đường biểu tình để phản đối tình trạng tham nhũng cũng như sự gia tăng lạm soát không phanh từ phía chính phủ. Và điều này đã ảnh hưởng lớn tới giá cả nói chung, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ.


Giá đồ công nghệ ở Venezuela đắt tới mức phi lý

Giá đồ công nghệ ở Venezuela đắt tới mức phi lý

Hãy thử tưởng tượng nhé, một chiếc máy Xbox One có giá lên tới 37.000$, hay đồng hồ PS4 lên tới 56,000$. Bạn muốn chơi game di động, cân nhắc nhé, vì một chiếc Iphone có giá tới gần 100.000$, còn các thiết bị Android thì rẻ hơn đôi chút, chỉ tầm 78.000$ mà thôi. Giá của máy tính bảng hay Macbook cũng rơi vào tầm 178.000$.

Thử so sánh đơn giản, với số tiền ấy, bạn thừa khả năng bay tới một đất nước có giá cả cũng đắt đỏ về công nghệ thứ hai trên thế giới như Angola, mua một chiếc máy Xboct hoặc Play Station, máy tính xách tay, vài chiếc điện thoại rồi trở về mà vẫn còn dư ra hàng chục ngàn đô la đấy.