Những điều chưa biết về Horus, "con mắt ngàn năm" có thật trong thần thoại Ai Cập

DS  - Theo Trí Thức Trẻ | 19/05/2021 06:17 PM

Cho dù là biểu tượng con mắt thứ ba hay con mắt của hội kín Illuminati thì Mắt thần Horus vẫn luôn được kết nối với sức mạnh to lớn kể từ thời Ai Cập cổ đại.

Mắt thần Horus thực sự là gì?

Những điều chưa biết về Horus, con mắt ngàn năm có thật trong thần thoại Ai Cập - Ảnh 1.

 Mắt thần Horus, hay còn được gọi là Wadjet hoặc Ujat, là một biểu tượng bảo vệ của người Ai Cập cổ đại. Biểu tượng này bao gồm một con mắt, lông mày và được trang trí mô phỏng theo hình mắt chim ưng. Tuy nhiên, đôi khi biểu tượng này còn được gọi là Mắt thần Ra, dù Mắt thần Ra được cho là mang sức mạnh đối lập với mặt trời. Trong khi, Mắt thần Horus lại thường được miêu tả như một bùa hộ mệnh bảo vệ người sống và cả người chết, cũng như đại diện cho sức khỏe cùng sức mạnh, quyền lực.

Thần thoại về mắt thần

Những điều chưa biết về Horus, con mắt ngàn năm có thật trong thần thoại Ai Cập - Ảnh 2.

 Theo thần thoại Ai Cập cổ, Horus là vị thần bầu trời, mang hình dạng của một con chim ưng. Đôi mắt của thần Horus là hợp thể của mặt trời và mặt trăng. Thần thoại về Horus có liên quan đến Set – người chú của Horus, thần Set bị kết tội giết cha của Horus là thần Osiris. Mẹ của Horus là nữ thần Isis đã gom các mảnh cơ thể của chồng lại, và thần Horus đã hiến một con mắt của mình để hồi sinh cha. Một thần thoại khác lại lý giải Mắt thần Horus được tạo ra khi Horus bị mất một con mắt trong trận chiến với thần Set.

Để lý giải cho sức mạnh của Mắt thần Horus, người Ai Cập cho rằng khi con mắt của Horus – vốn đại diện cho mặt trăng – bị mất đi, dẫn đến mặt trăng suy yếu. Thần Thoth buộc phải chữa lành con mắt của Horus, do đó mà con mắt đó được gọi là Wadjet – nghĩa là toàn bộ hoặc sức khỏe.

Thần thoại về mắt thần Ra

Những điều chưa biết về Horus, con mắt ngàn năm có thật trong thần thoại Ai Cập - Ảnh 3.

 Song song với Mắt thần Horus là Mắt thần Ra. Một vài người đồng nhất hai mắt thần này với nhau, nhưng cũng có người lại tách chúng riêng biệt. Lý do là bởi Mắt thần Ra thường mang ý nghĩa tiêu cực nhiều hơn. Thần thoại kể rằng Ra đã cai trị con người trong một thời gian dài và ông đã quá già yếu, dẫn đến việc con người không còn nghe theo cũng như tôn trọng ông ta. Vì thế, Ra quyết định trừng phạt người dân. Ông sai con gái mình – nữ thần Ureas – đi làm việc đó. Tuy nhiên, Ureas dường như đã quá tay, khiến Ra buộc phải nghĩ cách ngăn chặn nàng, nếu không muốn con người bị tiêu diệt. Để ngăn Ureas uống máu người, Ra đã pha chế một loại nước ép lên men từ hạt lựu, có màu đỏ như máu và lừa con gái uống. Kết quả là Ureas bị say đến bất tỉnh, nhờ thế mà người dân được cứu.

Đây có lẽ cũng là thần thoại lý giải cho việc mống mắt của Mắt thần Ra có màu đỏ trong khi Mắt thần Horus có màu xanh dương.

Mắt thần Horus trong thế giới hiện đại

Những điều chưa biết về Horus, con mắt ngàn năm có thật trong thần thoại Ai Cập - Ảnh 4.

Biểu tượng này có thể liên quan đến Thiên nhãn (Con mắt của Chúa hay Eye of Providence) trên tờ $1 và Hội Tam Điển. Thiên Nhãn, Mắt thần Horace cũng như những biểu tượng tương tự đều được các nhà lý luận theo học thuyết âm mưu xem như biểu tượng của hội kín Illuminati.

Ngoài ra, Mắt thần Horus còn có liên hệ đến Thelemite – một hội huyền bí, vốn coi thế kỷ XX là Kỷ nguyên của thần Horus. Trong thần học, Mắt thần Horus có mối liên hệ mật thiết với tuyến tùng – bộ phận được xem như con mắt thứ ba. Điều này không hẳn là vô lý khi các nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra rằng tuyến tùng là một tế bào cảm quang cũ. Ở một loài nhất định, nó thực sự có sự liên kết với con mắt thứ ba cũng như được gọi là con mắt thứ ba. Các triết gia như Rene Descartes cũng tin rằng tuyến tùng là nơi chứa đựng linh hồn con người.

    betterchoice