Những điều bạn chưa từng biết về văn hóa trò chơi điện tử trên khắp thế giới

DS  - Theo Nhịp Sống Việt | 04/04/2020 12:03 AM

Hãy cùng tìm hiểu những điều đáng ngạc nhiên về văn hóa chơi game từ khắp nơi trên thế giới.

Game đã ăn sâu vào nền văn hóa của nhiều quốc gia. Có bao giờ bạn tò mò mỗi quốc gia sẽ có sự khác biệt trong văn hóa và sở thích game như thế nào chưa? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những điều đáng ngạc nhiên về văn hóa chơi game từ khắp nơi trên thế giới.

1. Cheater và hacker bị phạt tù tại Trung Quốc

Những điều bạn chưa từng biết về văn hóa trò chơi điện tử trên khắp thế giới - Ảnh 1.

 Đa số game thủ đều là những người khôn ngoan, biết cách lách luật và qua mặt mọi lệnh cấm của nhà phát hành. Nhưng ở Trung Quốc, giới chức quốc gia hoàn toàn có thể tóm cổ và tống bạn vào tù.

Hãy cùng xem xét một công ty video game siêu không lồ của Trung – Tencent. Thị trường chính của tập đoàn này nằm ở mảng PUBG mobile và non-mobile PUBG, một thị trường khổng lồ chiếm quá nửa trong tổng số 27 triệu người dùng trên toàn cầu ngay cả trước khi nó được chính thức phát hành tại Trung Quốc. Họ cũng vấp phải vô số gian lận, và để lấy lại công bằng Tencent đã phải cấm hơn 1,5 triệu account, tương đương khoảng 6% trên tổng số người dùng. Chưa dừng lại ở đó, họ còn hỗ trợ cơ quan chức năng để bắt giữ ít nhất 120 đối tượng tạo và bán phần mềm gian lận trong game.

Những điều bạn chưa từng biết về văn hóa trò chơi điện tử trên khắp thế giới - Ảnh 2.

Chính quyền Trung Quốc cũng đã bắt giữ 15 nhóm hacker lớn. Tất cả bọn chúng phải chịu mức phạt 5,1 triệu đô la cho những tội phạm nghiêm trọng đã gây ra, bao gồm việc sử dụng virus Trojan để kiểm soát máy tính và ăn cắp thông tin người dùng.

Đây không phải lần đầu tiên những kẻ chơi xấu bị bắt. Năm 2014, bộ đôi jackass được biết đến với cái tên Wang & Cai đã mua lại thông tin cá nhân liên quan đến một người họ Ma, sau đó đăng nhập vào account Dungeon Fighter Online của ông này và lấy cắp lượng lớn tài sản ảo trị giá $6.405. Chúng đã bị kết án 2 năm tù cho tội này.

2. Iran - nền văn hóa video game phát triển bất chấp nhiều hạn chế

Những điều bạn chưa từng biết về văn hóa trò chơi điện tử trên khắp thế giới - Ảnh 3.

 Một cuộc khảo sát năm 2016 cho thấy 23 triệu (trong số 80 triệu) người Iran là game thủ, và 37% trong số đó là phụ nữ. Con số này là minh chứng cho thấy Iran có khả năng là thị trường game hot nhất của Trung Đông.

Người Iran thường mua bản sao lậu của các game nước ngoài, hoặc phiên bản do ESRA – cơ quan xếp hạng game của Iran biên tập. Những game được sản xuất trong nước thường chỉ có một hai dạng, một trong số những cái tên được nhắc đến nhiều là Missile Strike.

3. Mức giá gây shock của những sản phẩm công nghệ ở Venezuela

Những điều bạn chưa từng biết về văn hóa trò chơi điện tử trên khắp thế giới - Ảnh 4.

 Venezuela không phải một thị trường sôi động. Nền kinh tế đất nước này đang trong tình trạng hỗn loạn, hàng chục ngàn người tràn ra đường biểu tình để phản đối tham nhũng và lạm phát không kiểm soát.

Theo danh mục chỉ số giá công nghệ do Linio, nhà bán lẻ thương mại điện tử hàng đầu châu Mĩ phát hành năm 2016, Venezuela là nơi có giá sản phẩm công nghệ đắt nhất thế giới. Cụ thể, Xbox One lên tới 37 nghìn đô la Venuzela, PS4 có giá 56 nghìn đô la Venuzela, một chiếc iPhone có giá gần 100 nghìn đô la Venuzela và một chiếc Android có giá là 78 nghìn. 

Máy tính bảng có giá tương đương với BMW nhập khẩu, và Mac Book thì tương đương với cả một chiếc Bentley, 178 nghìn. Những mức giá này thậm chí sẽ còn đắt đỏ hơn nữa, vì lạm phát vẫn tiếp tục diễn ra, đẩy thiết bị công nghệ lên ngang hàng mức giá những chiếc Lamboghini.

4. Vi phạm bản quyền trở thành vấn nạn ở Nga

Những điều bạn chưa từng biết về văn hóa trò chơi điện tử trên khắp thế giới - Ảnh 5.

 Nghe thì nực cười, nhưng vi phạm bản quyền đã trở thành một vấn nạn ở Nga. Một nghiên cứu của NewZoo năm 2011 cho thấy gần một nửa game thủ Nga mua game bất hợp pháp. Chỉ có khoảng 25 triệu người nói rằng họ đã trả tiền mua game trong số 40 triệu người dùng.