Những bí ẩn về Tetris – tựa game xếp hình huyền thoại mà có thể bạn chưa biết

Mặt Trứng  - Theo Helino | 27/06/2018 03:26 PM

Nhắc tới Tetris, có lẽ chúng ta không mất quá nhiều thời gian để mường tượng ra tựa game xếp hình kinh điển, thứ cũng đã từng gắn bó với tuổi thơ của không biết bao nhiêu game thủ.

Nhắc tới Tetris, có lẽ chúng ta không mất quá nhiều thời gian để mường tượng ra tựa game xếp hình kinh điển, thứ cũng đã từng gắn bó với tuổi thơ của không biết bao nhiêu game thủ. Nhìn thì tưởng như đơn giản, nhưng bạn có biết rằng, phía sau Tetris là cả một chuỗi những điều bí ẩn ít người biết tới không.

Trò chơi được mã hóa trên một máy tính lạc hậu nhất

Tetris lẽ ra sẽ đẹp đẽ hơn, nếu như ý tưởng của Pajitnov – cha đẻ tựa game được nghĩ ra nhiều năm sau đó. Còn ở những năm 80, thứ mà ông dùng để tạo ra trò chơi chỉ đơn giản là một chiếc máy Electronika 60, một bản sao của máy tính PDP – 11 cũ kỹ từ Mỹ. Và bạn nên nhớ rằng, đó là lúc mà Pajitnov còn đang công tác tại một nơi tiên tiến về công nghệ của Nga, đó là Học viện Khoa học Liên Xô ở Moscow đấy.


Phong cách chơi Tetris trên nền máy cổ đại

Phong cách chơi Tetris trên nền máy cổ đại

Và mặc dù chỉ có thể hiển thị văn bản, thế nhưng Pajitnov không vì thế mà nản chí. Ông cũng thành công trong việc tạo ra một trò chơi có sức lôi cuốn bậc nhất thời điểm bấy giờ. Tới cái mức mà khi Pajitnov đi chào bán Tetris trong cùng một gói nhiều tựa game khác, chẳng ai chịu mua cả. Vì họ chỉ cần mua mỗi Tetris mà thôi, các tựa game đi kèm đều tỏ ra vô nghĩa.

Nhờ ơn của vi phạm bản quyền sáng tạo mà Tetris mới nổi tiếng như bây giờ

Kể từ khi Internet trở nên phổ biến, việc chia sẻ các tệp tin, trò chơi hay nhiều thứ tạo ra từ sự sáng tạo của người khác đã trở thành hành vi đặc biệt bị nghiêm cấm. Nhưng ơn giời, nhờ có nó mà Tetris mới được chúng ta biết tên và mặt như ngày nay.


Chẳng ai mua cả gói sản phẩm, một mình Tetris là quá đủ

Chẳng ai mua cả gói sản phẩm, một mình Tetris là quá đủ

Như đã nói, khi Patjinov và lập trình viên của game, Vadim Garasimov cố gắng bán gói trò chơi của mình trong nước, ông nhanh chóng thất bại. Để rồi sau đó họ quyết định chia sẻ với người thân, bạn bè của mình. Ai mà chả yêu thích chơi game miễn phí chứ. Rồi một đồn mười, mười đồn trăm và không chỉ giới hạn trong nước Nga nữa, Tetris bay sang và thịnh hành ở cả Mỹ - nơi mà người dân thường rất khó tiếp nhận một thứ gì đó tới từ Nga. Đó cũng là lúc mà Spectrum Holobyte – nhà xuất bản trò chơi nổi tiếng thời ấy tỏ ra quan tâm tới Pajitnov. Nhưng không phải cả gói sản phẩm, riêng một mình Tetris thôi.

Tetris có khả năng gây nghiện


Tetris hoàn toàn có thể gây nghiện cho người chơi

Tetris hoàn toàn có thể gây nghiện cho người chơi

Một số nhà nghiên cứu đã có những công trình để tìm ra chính xác thì thứ gì đã khiến cho Tetris gây nghiện cho người chơi tới vậy. Cụ thể thì như phân tích, khi chơi Tetris, não của bạn sẽ bị hack theo rất nhiều cách khác nhau. Bằng cách cung cấp liên tục những nhiệm vụ chưa hoàn thành, Tetris khiến não của bạn luôn khao khát và tìm cách chinh phục các thử thách mãi mãi. Đó là chưa kể, với nhịp độ nhanh dần của mình, não của bạn đồng thời cũng phải vận động nhanh hơn, dẫn tới tiêu thụ nhiều hơn glucose và thực sự làm tăng hiệu quả hoạt động não bộ của bạn đấy.

Pajitnov vẫn tiếp tục làm game, mà một số có thể bạn đã nghe tới rồi đấy


Hexic – tựa game mặc định trên Xbox 360 của Pajitnov đấy

Hexic – tựa game mặc định trên Xbox 360 của Pajitnov đấy

Sau khi thành lập Tetris Company vào năm 1996, Alexey Pajitnov vẫn tiếp tục sản xuất thêm nhiều trò chơi điện tử nữa, thứ mà ông coi là định mệnh của cuộc đời mình. Hexic ra đời vào năm 2005, trong khi Marbly ra mắt muộn hơn, vào năm 2013. Nếu đã từng có một chiếc Xbox 360, chắc hẳn bạn sẽ thấy Hexic dù thật sự thì nhiều người không quá để ý tới nó. Tất nhiên rồi, vì dường như các trò chơi đã được cài đặt sẵn trên Xbox sẽ chẳng bao giờ khiến bạn cảm thấy thú vị như khi tải các tựa game đình đám Call of Duties hay Silent Hill về rồi.