Những bàn phím gaming tốt nhất quả đất game thủ có thể mua được

Bắp  - Theo Helino | 23/06/2018 11:59 PM

Tổng hợp những loại bàn phím chơi game ngon nhất vào thời điểm hiện tại, theo từng khía cạnh sử dụng riêng.

Việc đầu tư vào một bàn phím chơi game tốt chẳng khác nào bạn đang đi sắm sửa cho vô lăng trong chiếc xe đua của mình qua những cuộc chiến cả. Cho dù cỗ máy của bạn có tuyệt vời và hoàn hảo thế nào đi chăng nữa thì nó vẫn không thể hoàn thiện nếu thiếu chiếc bàn phím.

Một bàn phím chất lượng cao là một sản phẩm phải đảm bảo đáp ứng mọi thao tác đều được thực thi nhanh chóng và chính xác nhất. Ở bài viết này sẽ chỉ cho bạn tất cả những gì bạn cần biết về chiếc keyboard mà bạn chuẩn bị sắm sửa trong thời gian tới.

Chọn bàn phím bắt đầu bằng việc chọn đúng loại switch phù hợp với bạn. Có hai loại switch hiện nay mà các bàn phím hay sử dụng đó là switch cao su và switch lò xo. Switch cao su sử dụng một đệm cao su tương tác lực phản hồi khi bạn nhấn vào trong khi switch lò xo sử dụng một chiếc lò xo nhỏ nối giữa keycap và tiếp điểm kim loại trong bảng mạnh. GIữa hai loại switch thì hầu như game thủ nào cũng ưa dùng switch lò xo cơ học hơn cả, đơn giản bởi vì chúng bền hơn, nhanh hơn, và tạo cảm giác thích thú khi nhấn.

Ngoài ra, ngoại trang của một chiếc bàn phím cũng ảnh hưởng phần lớn đến suy nghĩ người mua. Cũng có những yếu tố cơ bản giúp người dùng dễ phân loại và mua, đó là tính năng, kích thước. Một số người luôn khó tính và tìm bằng được một chiếc keyboard có nhiều macro nhất có thể, trong khi một số khác lại thích bàn phím của mình nhỏ gọn nhẹ. Dưới đây sẽ là những sản phẩm mà chúng tôi đã chỉ ra những ưu khuyết điểm của nó, tất nhiên những dòng sản phẩm này vẫn đang đứng top trên thị trường mà thôi.

HyperX Alloy Elite

Switch: Cherry MX Blue, Brown, Red | Kích cỡ: Full size |Tổng phím macro: 6 | Đèn nền: Red | Cổng kết nối: USB | Phím điều khiển media chuyên dụng: Riêng | Đệm tay: Rời.

- Bộ tính năng hỗ trợ tuyệt vời

- Giá cả phải chăng: 109.99$ (2,5 triệu đồng)

- Chỉ có màu đỏ làm đèn nền và không có RGB.

Alloy Elite thực sự là một mẫu thiết kế tuy đơn giản nhưng vẫn đảm bảo yếu tố thẩm mỹ và chức năng. Bạn có thể lựa chọn giữa các dòng phiên bản với switch khác nhau như Cherry MX Brown, Blue hoặc Red. Tuy nhiên những gì còn thiếu mà hầu hết tất cả các xu hướng đang tâp trung tới đó là RGB mà ở HyperX Alloy Elite lại không có, và điểm khuyết này lại dẫn đến giá của nó giảm xuống mức phải chăng, phù hợp túi tiền của nhiều người.

Kể riêng đến tính năng thì không có gì phải bàn cãi về chất lượng của sản phẩm. Nó được trang bị bộ nút media chuyên dụng, cổng kết nối USB. Đệm tay có thể được tháo rời và đèn nền màu đỏ, ngoài ra để tăng tính thẩm mỹ, Alloy Elite có riêng một bộ keycap màu bạc cho 4 phím WASD và 4 phím số đầu tiên.

Corsair K95 RGB Platinum

Switch: Cherry MX Speed, Brown | Kích cỡ: Full size | Tổng phím Macro: 6 | Đèn nền: RGB | Cổng kết nối: USB | Phím điều khiển media chuyên dụng: Riêng | Đệm cổ tay: Có thể tháo rời

- Chất lượng cao cấp

- Bổ sung thêm bộ keycap

- Giá hơi chát: 150$ (khoảng 3,5 triệu đồng)

- Bản lề to, cồng kềnh

Khi bạn đang đi tìm một chuẩn mực mới, một sự tuyệt đối, tốt nhất của tốt nhất, thì thật khó để tìm bất kỳ sự lựa chọn nào khác ngoài Corsair K98 Platinum.

K95 Platinum là một bàn phím rất lớn, không thể phủ định điều này, nhưng với cách sắp xếp và trang bị tính năng khôn ngoan đã đưa sản phẩm lên danh mục đầu tiên cần phải xem xét khi mua keyboard. Bộ nút điểu khiển media chuyên dụng, giao tiếp cổng USB, một chiếc núm trượt bằng kim loại điều chỉnh âm lượng, đèn RGB. Thậm chí là một bộ keycap thêm cho các phím WASD để tăng tính thẩm mỹ.

Ngoài ra đế đệm tay có thể tháo rời và có 2 mặt khác nhau có thể lật qua lật lại, một mặt thì trơn nhẵn còn mặt kia thì thô hơn, giúp người dùng có thể lựa chọn mặt đệm cổ tay mà mình thích.

Logitech K840

Switch: Logitech Romer-G | Kích cỡ: Full size | Tổng phím macro: 0 | Đèn nền: 0 | Cổng kết nối: 0 | Phím điều khiển media chuyên dụng: Tích hợp | Đệm cổ tay: 0

- Siêu tiết kiệm với giá 38.99$ ( dưới 1 triệu đồng)

- Mặt trước sử dụng hợp kim nhôm siêu bền.

- Không có phím macro phụ, cổng kết nối phụ và thậm chí là đèn nền

- Chữ in trên keycap kém chất lượng.

Switch Romer-G, được thiết kế với sự hợp tác với công ty Omron bên Nhật Bản, đây là phụ tùng độc quyền của Logitech, phần nào cải thiện giá tiền cho sản phẩm.

Với mức giá quá phải chăng ở một dòng bàn phím cao cấp như thế này, thì chắc chắn là không còn bất kỳ tính năng bổ sung nào mà chúng ta có thể thấy thêm ở K840 nữa. Mọi chi tiết như macro chuyên dụng, cổng USB và đèn nền, các keycap cũng sử dụng inpad cho các chữ cái rất mỏng, dễ bị mờ dần theo thời gian nếu sử dụng nhiều.

Redragon K552-N Kumara

Switch: Otemu Blue | Size: TKL | Tổng phím macro: 0 | Đèn nền: 0 | Cổng kết nối: 0 | Phím điều khiển media chuyên dụng: Tích hợp | Đệm cổ tay: 0

- Vẻ ngoài hoàn toàn có thể chấp nhận được nếu không nói quá là đơn điệu

- Gọn gàng và nhẹ nhàng

- Cáp kết nối lỏng

Với Kumara ở một mức giá thấp là 27$ (khoảng hơn 600 ngàn đồng), nó hoàn toàn phù hợp cho những ai đang thiếu thốn về ngân sách mà vẫn muốn sở hữu một chiếc bàn phím cơ.

Trước khi nói về Kumara, ta nên nói trước về việc tại sao không nên mua nó trước, để cho người mua dễ hình dung, với ngân sách như trên thì ta sẽ được và không được cái gì. Trước hết, Kumara không có những tiêu chuẩn cơ bản như những bàn phím cơ thông thường, ở đây là đèn nền, cổng giao tiếp, phím hỗ trợ media. Switch cũng bị giới hạn ở loại Otemu Blue, một loại switch bản sao của Cherry MX Blue, có điều nó gây ra tiếng động to và ồn ào hơn rất nhiều.

Ngoài việc cắt gọt đi mọi tính năng không cần thiết cho những người không cần sử dụng, Kumara sử dụng loại keycap double-injected và mặt đáy thì làm bằng một hợp chất kim loại. Không thể khẳng định được độ bền của sự kết hợp này, ít nhất là nó có thể chịu được giới hạn va đập mạnh trong một khoảng thời gian dài. Chưa hết, khớp nối cáp của sản phẩm cũng rất dễ bị lỏng, nếu bạn đang order một chiếc, hãy cẩn thận khi nhận hàng, kiểm tra kĩ càng khớp nối và sử dụng thận cẩn thận. Tất nhiên cái gì cũng đi đôi với cái giá của nó mà, dẫu sao thì giá cả là yếu tố lớn nhất tác động đến tâm lý người mua hàng hơn mọi yếu tố khác.

Corsair K68 RGB

Switch: Cherry MX Red | Kích cỡ: Full size | Tổng phím macro: 0 | Đèn nền: RGB | Cổng kết nối: 0 | Phím điều khiển media chuyên dụng: Riêng | Đệm cổ tay: 0

- Chống nước và bụi hiệu quả.

K68 RGB có bề ngoài giống như một bàn phím cơ tiêu chuẩn ở thời điểm hiện tại. Và nếu bạn đang sở hữu một chiếc, hãy thử làm thí nghiệm nho nhỏ là đổ nước hoặc đồ ăn, bất kỳ loại chất lỏng hay thực phẩm nào lên nó, và mọi thứ đều trôi đi như chưa hề xảy ra (tất nhiên là bạn vẫn phải dọn dẹp đống bầy nhầy ở trên mặt bàn).

Bí mật được bật mí ở sản phẩm đó là nó được bổ sung một lớp cao su trên đỉnh của tấm ốp lưng, ngoài ra các nút bấm đều được bao quanh với một màng cao su chống nước hiệu quả. Nếu như khối lượng dung dịch bị đổ trên chiếc bàn phím quá lớn, các màng cao su tạo thành những đường kênh rạch để giúp chất lỏng chảy đến khung bàn phím và ra ngoài. Tất nhiên thiết kế của những lớp màng này đều phải thật thông minh giúp cho việc lau chùi được dễ dàng.

K68 có một danh sách tính năng tích hợp theo khá là đáng ngưỡng mộ. Mặc dù chỉ sử dụng switch Cherry MX Red, nó đi kèm với đèn nền RGB và bộ phím điều khiển media chuyên dụng. Giá của sản phẩm trung bình là 100$ (khoảng 2,3 triệu đồng).

Das Keyboard 4 Professional

Switch: Cherry MX Blue, Brown | Kích cỡ: Full size | Tổng phím macro: 0 | Đèn nền: 0 | Cổng kết nối: USB | Phím điều khiển media chuyên dụng: Riêng | Đệm cổ tay: 0

- Thiết kế thời trang với bề mặt hợp kim siêu dày

- Núm âm lượng đặc biệt.

- Giá trị 138,99$ (khoảng 3,2 triệu đồng)

Khi nói đến sự hiệu quả, chẳng có một đối thủ nào là xứng đáng cho Das 4. Núm âm lượng trông thật trực quan và quá tuyệt vời. Khi đến giờ chơi, cổng giao tiếp USB tiện dụng tiết kiệm không gian cho người sử dụng. Ngoài ra, mặt trước được mở rộng trông như đòn bẩy giúp nâng bàn phím lên. Sự đa dạng của các chi tiết nhỏ kết hợp lại trong sản phẩm tạo nên cái đẹp trong Das 4.

Tuy nhiên, vẫn chưa có gì là hoàn hảo cả, Das 4 Pro vẫn còn một số khuyết điểm như thay vì 2 đệm chân nâng bàn phím lên, nhà sản xuất sử dụng thanh từ để đỡ cả bàn phím. Mặc dù đó là bổ sung khá động đáo và thú vị nhưng phải nói rằng, thanh từ không có tác dụng giúp cho bàn phím cố định, chỉ cần hẩy tay nhẹ là chiếc bàn phím chẳng khác gì cái ván trượt vậy. Ngoài ra nó cũng lược bỏ một số chi tiết như đèn nền RGB, hay các phím macro.

Kinesis Freestyle Edge

Switch: Cherry MX Brown, Blue, Red, Silver | Kích cỡ: Full size | Tổng phím macro: 12 | Đèn nền: Blue | Cổng kết nối: 0 | Phím điều khiển media chuyên dụng: Tích hợp | Đệm cổ tay: Có thể tháo rời

- Hàng tấn phím macro

- Chia đôi bàn phím, và nửa bên phải quá thuận tiện cho người chơi game

- Siêu đắt: 209$ (gần 5 triệu đồng).

Freestyle Edge quá là độc đáo, khi chia tách ở giữa sang hai bên so với những bàn phím khác, với hai nửa kết nối bằng một dây cáp 20’’. Điều này cho phép người dùng để tay tại nửa bàn phím ở vị trí tự nhiên nhất có thể. Ngoài ra còn có bộ phân nâng cổ tay giúp gia tăng sự thoải mái khi sử dụng.

Sản phẩm sử dụng switch Cherry MX Brown, Blue, Red, hoặc Silver. Tất cả các mẫu này đều được trang bị đèn nền màu xanh, với 12 phím macro – một điều rất hiếm gặp thậm chí ở một chiếc bàn phím chơi game cao cấp đi chăng nữa. Các phím macro này đều có thể được lập trình nhanh chóng mà không cần cài thêm bất kì chương trình hay phần mềm quản lý, điều khiển nào khác.

Cooler Master MasterKeys S

Switch: Cherry MX Brown, Blue, Red, Silver, Green | Kích cỡ: TKL | Tổng phím macro: 0 | Đèn nền: 0 | Cổng kết nối: 0 | Phím điều khiển media chuyên dụng: Tích hợp | Đệm cổ tay: 0

- Keycap PBT

- Trị giá rẻ không tưởng: 70$ (khoảng 1,6 triệu đồng)

- Không đèn nền

- Ít phím chức năng

Với thiếc kế nhỏ gọn, cắt giảm bộ phím Numlock, MasterKeys S tiết kiệm không gian trên bàn làm việc hoặc chơi game, đồng nghĩa với việc có nhiều không gian để sử dụng chuột hơn. Ngoài ra keycap sử dụng nhựa PBT- loại nhựa cao cấp nhất mà keycap từng sử dụng. PBT bền cứng hơn ABS – một loại nhiệt dẻo được sử dụng hầu hết cho các keycap trên bàn phím hiện nay.

MasterKeys S sử dụng đầy đủ bộ switch từ Cherry MX Brown cho đến Blue, Red thậm chí là cả Silver và Green. Và điều khiếm khuyết duy nhất đó là đèn nền RGB, dẫu sao thì việc đó cũng giúp cắt giảm phần nào giá cả của sản phẩm cho những người không nhất thiết phải có RGB. Và nếu muốn thì hãy dành thời giant ham khảo MastersKeys Pro RGB, có thể giá sẽ cao hơn một chút đấy.

Logitech G613

Switch: Logitech Romer-G Tactile | Kích cỡ: Full size | Tổng phím macro: 6 | Đèn nền: 0 | Cổng kết nối: 0 | Phím điều khiển media chuyên dụng: Riêng | Đệm cổ tay: Gắn liền

- Hệ thống kết nối không dây tốt nhất ở thời điểm hiện tại

- Không đèn nền

- Miếng đệm tay không thể tháo

- Keycap không đảm bảo

- GIá: 95$ (Khoảng 2,2 triệu đồng).

Công nghệ đằng sau các thiết bị ngoại vi không dây hiện đã đang trong quá trình phát triển, và phải kể đến nhất đó là LIGHTSPEED của Logitech. Ở G613, không bao giờ có chuyện nhiễu sóng với các thiết bị không dây “hàng xóm” khác. Nó rất ổn định và hoàn toàn có thể là đối thủ của đa số các thiết bị khác, thậm chí là có dây đi chăng nữa.

Có một cột các phím macro chuyên dụng, điều khiển media, đèn nền đã được cắt giảm ở sản phẩm để tiết kiệm pin. Như với tất cả các dòng cao cấp khác của Logitech, G613 sử dụng switch Romer-G độc quyền. Nhẹ nhàng và yên tĩnh, nhưng vẫn đảm bảo đem lại trải nghiệm tinh tế cho người sử dụng, nó hoàn toàn phù hợp cho chơi game hay những công việc đánh máy ngay cả trong môi trườn yên tinh nhất.

Razer Ornata Chroma

Switch: Razer Mecha-Membrane | Kích cỡ: Full size | Tổng phím macro: 0 | Đèn nền: RGB | Cổng kết nối: 0 | Phím điều khiển media chuyên dụng: Tích hợp | Đệm cổ tay: Có thể tháo rời

- Đèn nền rực rỡ

- Đệm tay hoàn hảo

- Switch cao su, nhưng giá lại là của bàn phím cơ: 100$ (2,3 triệu đồng)

- Hơi “nhựa hóa”.

Razer Omata sử dụng “Mecha-Membrane”, kết hợp giữa đệm vòm cao su truyền thống nhưng thêm vào các phản hồi clicky giống hệt như ở bàn phím cơ. Điều này đem lại cảm giác lạ cho người sử dụng, khi mà vừa quen vừa lạ, với những tiếng dội sau khi bấm đem lại sự chuẩn xác nếu bạn đang làm công việc đánh máy.