- Theo Trí Thức Trẻ | 18/10/2016 0:00 AM
Thắng thua là chuyện thường của nhà binh - lý thuyết của các game thủ là vậy nhưng fan hâm mộ Liên Minh Huyền Thoại chỉ quan tâm tới chiến thắng đồng thời liên tục gợi nhắc lỗi game thủ. Bởi vậy, nghiệp game thủ chuyên nghiệp không hề dễ dàng chút nào, họ phải chịu áp lực vô cùng lớn, đặc biệt tại giải đấu mang quy mô lớn nhất thế giới. Giờ chúng ta cùng điểm qua những gương mặt gây thất vọng nhất sau loạt trận tứ kết vừa qua nhé.
1. Clearlove
Có ai nhận ra một thần rừng của Trung Quốc chứ không chỉ nguyên Edward Gaming sau 3 trận thua vòng tứ kết vừa qua không? Quả thực, anh chàng này không những mất hút đến khó tin mà còn làm gánh nặng lên đồng đội. Mặc dù 2 tuyển thủ Hàn Quốc gồng gánh hết mình nhưng họ sức cũng có hạn, bên kia lại đồng đều từ kĩ năng cho tới chiến thuật, hạt giống số 1 Trung Quốc về vườn với tỉ số cách biệt 1-3.
Clearlove không bao giờ tệ trong suốt 4 năm qua, năm nay thì khác.
Đầu tiên, Clearlove di chuyển cực tệ, thậm chí còn không bằng một góc của tài năng trẻ Peanut. Hễ Peanut đi đến đâu, anh gây được áp lực tới đó, không được mạng thì cũng giúp người đồng đội ép đường, tạo lợi thế hoặc lấy đi các phép bổ trợ. Ngược lại, Clearlove nếu ở hướng đối diện bản đồ Peanut chỉ có farm, hành động sau người Hàn một bước. Còn nếu cùng hướng bản đồ, tức giao tranh 3vs3 hoặc 2vs2, thần rừng Trung Quốc thường là người nằm xuống đầu tiên.
Clearlove mạnh nhất với lối chơi kiểm soát nhưng đã quá thọt dẫn tới đồng đội liên tục bị ép đường theo. Từ đó, ROX Tigers ép dần bản đồ, lấy các mục tiêu lớn tạo khoảng cách khủng khiếp ở 3 trận EDG thua. Nếu một người đi đường thọt, khả năng ép bản đồ không quá nhiều nhưng nếu rừng thọt, tất cả các mặt bản đồ của bạn sẽ bị ép. Đấy chính là lí do mà EDG thua sâu đến như vậy sau 4 ván thi đấu, trách nhiệm tất nhiên thuộc về Clearlove.
Fail đến khó tin!!!
2. Koro1
Trong tất cả các trận đấu ở tứ kết, Koro1 chỉ có đợi team gánh. Đáng tiếc, 1 trận team gánh thành công còn 3 trận thất bại thảm hại dẫn tới việc người Trung Quốc tạm biệt giấc mơ chung kết thế giới và phải kiểm điểm lại bản thân. Còn với người chơi đường trên từng ngang ngửa với Marin này, anh nên giải nghệ sau giải đấu năm nay.
Từng được đánh giá ngang với Marin cơ đấy!!!
Khâu đi đường Koro1 thua Duke 100%, luôn bị ép sâu đường vào tít tận trong trụ. Hơn nữa, bị ép trong trụ cũng không thèm cắm mắt, thậm chí còn không thèm cảnh giác đối phương băng trụ dẫn tới việc lên bảng và nhìn từng đợt lính ra đi, thọt kinh nghiệm đến tận cổ. Đi đường 1vs1 đã thua sâu, việc gọi Clearlove lên lại càng tai hại bởi Koro1 thường bị Focus chết trước, Clearlove nằm xuống sau. Snowball với người Hàn luôn bị cấm kị nhưng trong quá nhiều ván đấu, Koro1 bị Solo Kill hoặc mất trụ rất sớm.
Tất nhiên, thọt với người Hàn đồng nghĩa với việc anh chàng này chẳng có tác dụng mấy trong giao tranh tổng. Sát thương không, độ hữu dụng không có đồng nghĩa với combat giờ chỉ còn 4vs5, quá Easy cho người Hàn.
Farm thua lại còn không thèm chú ý bị Gank.
3. Sneaky
Bình thường Sneaky luôn là điểm tựa vững chắc cho Cloud 9 trong các trận đấu đỉnh cao nhưng tại trận đấu tứ kết vừa qua, anh chàng này mắc quá nhiều lỗi so với tài năng của một game thủ chuyên nghiệp đỉnh cao.
Sneaky được vinh danh làm chủ lực team Cloud 9.
"Chủ quan" - cụm từ chuẩn nhất của Sneaky khi đối đầu với cả CoreJJ - Ruler, bộ đôi thi đấu cực kì ấn tượng trong thời gian gần đây. Sneaky thường thi đấu chủ động, đưa tiết tấu trận đấu đẩy lên cao nhất nhưng thi đấu với người Hàn, sự chắc chắn quan trọng nhất bởi chỉ 1 pha Snowball, gần như mọi thứ được quyết định. Ví dụ như SKT T1 năm ngoái, đối phương mất đúng một cái Tốc Biến mà ăn hành trong toàn trận đấu. Bởi vậy, chàng trai này chủ động trao đổi chiêu thức nhưng Ruler né gần hết bộ kĩ năng, sau đó phản công lại đưa anh lên bảng đếm số.
Nên nhớ Sneaky luôn nắm tỉ lệ sát thương cực cao trong đội hình của Cloud 9 nên việc anh thọt cũng giết cả team. Trong 3 trận, Cloud 9 thi đấu rời rạc, không theo chiến thuật nào cả, bản thân ngôi sao sáng nhất Impact trận nổ trận xịt, chẳng thể kéo gượng được team vực dậy. Có lẽ trách nhiệm trận thua vừa rồi nên quy hết về cho Sneaky.
Sneaky quá tham Solo, hậu quả Ruler trả ngược lại, thậm chí tốc biến qua Sóng Thần.
4. Mata
Có rất nhiều người Trung Quốc cho rằng bộ đôi Hàn Quốc của Royal Never Give Up bán độ trước SKT T1 trong loạt đấu tứ kết vừa qua. Tuy nhiên Looper vẫn thể hiện được phần nào đó thì Mata tệ đến mức khó tả, thực sự không xứng đáng với tiền chuyển nhượng và tiền lương anh nhận được.
Chuyển nhượng với giá cực khủng và lương cực khủng.
Royal Never Give Up gần như đang chơi theo phong cách "Solo Queue" tại chung kết thế giới. May mắn lọt vào tứ kết, họ thể hiện bộ mặt cực kì tệ hại, thiếu liên kết trong toàn đội, chơi theo cảm hứng cá nhân. Cụ thể, trận nào họ chèn ép đối thủ (Đa phần đối thủ yếu hơn) thì thăng hoa khó tin, còn khi đã thua thì thua cực sâu, không theo bài vở nào. Hơn nữa, thủ lĩnh Mata còn thi đấu vật vờ đến khó tin, thường xuyên Feed nhiều trong kèo solo đường lẫn Combat. Chê xạ thủ Wu'xx còn kém kĩ năng, Mata đánh cặp cùng xạ thủ "Cảm hứng" không kém bản thân mình. Khi mình Feed là cũng có đồng đội Uzi Feed theo, điển hình như pha Ezreal Solo Zyra.
Mata đã không thể rời đường vì thọt sâu đồng nghĩa chẳng có ai kiểm soát bản đồ cùng Mlxg, tạo điều kiện cho người Hàn di chuyển. Quả thực mánh của RNG phụ thuộc cực nhiều vào đường dưới, các đối thủ có lẽ nghiên cứu ra và tập trung chăm sóc kĩ càng để hạn chế sức mạnh. Bởi vậy, phong độ tệ bạc kèm bị khắc chế khiến Mata và RNG thất bại tại chung kết thế giới năm nay. Có lẽ RNG còn phải luyện tập thêm rất nhiều, năm sau hoặc không bao giờ đuổi kịp được người Hàn.
Hổ báo và cái kết!!!