- Theo Trí Thức Trẻ | 12/05/2020 03:19 PM
Phim cổ trang Trung Quốc rất quen thuộc với khán giả Việt Nam. Bên cạnh những tình tiết đi vào huyền thoại như ‘hệ thống quán trọ Duyệt Lai’ hay ‘anh hùng ngã vực sẽ nhặt được bí kíp võ công’, gần đây các fan cứng của thể loại này đã tập hợp thêm một loạt tình tiết cười ra nước mắt đủ chứng minh cho câu nói ‘biên kịch coi khán giả là đồ ngốc’.
1.Mặt rõ ràng nam tính nhưng vẫn cứ khen người ta là mỹ nữ
Trong tập 1 phim Lan Lăng Vương, nhân vật do Lâm Y Thần thủ vai tình cờ gặp một chàng trai đang tắm dưới hồ. Theo lịch sử, Lan Lăng Vương được miêu tả đẹp tựa phụ nữ, thế nên để sát sử nhất có thể thì dù diễn viên nam có khuôn mặt rất menly nhưng Lâm Y Thần vẫn phải thốt lên câu thoại ‘Mỹ nữ tỷ tỷ’ cực kỳ kém thuyết phục.
2.Giả chê bai để khoe con tài giỏi, quả nhiên là ‘mẹ nhà người ta’
Phim Dân quốc kì thám, nhân vật con trai phải nằm viện, người mẹ vào thăm đã thốt ra những câu thoại khiến khán giả phải cúi đầu hổ thẹn. Luận ngữ và vi tích phân đều là những chủ đề làm người lớn cũng khó nhằn , ấy vậy mà cậu con trai chưa tròn 10 tuổi đã tinh thông thì quả thực khán giả chỉ có thể ‘cam bái hạ phong’.
3. Thế nào là chất độc không màu, không mùi, không vị?
Câu thoại quảng cáo chất độc không màu, không mùi, không vị thường xuất hiện trong vô số bộ phim cổ trang khác nhau. Tuy nhiên, khán giả buộc phải đặt ra nghi vấn về mức độ đáng tin của lời quảng cáo này. Điển hình như ví dụ phía dưới đây.
4. Qùa tặng hay cà khịa?
Trong bộ phim Tây Du Ký: Trư Bát Giới đối đầu Ngưu Ma Vương, nhân vật nữ gửi tặng cho Ngưu Ma Vương một món quà đầy tính cà khịa. Khán giả khi xem đoạn phim này đã rất thắc mắc không biết biên kịch có thù hằn gì với nhân vật hay không.
5. Một phát ngôn khiến khán giả khó hiểu
Khán giả khi nghe lời thoại này hẳn đã khóc không thành tiếng. Rốt cuộc nhân vật nam sinh ra từ đâu?
6. Lỗi của tổ đạo cụ
Lời thoại không có gì để bắt bẻ, nếu khán giả không nhìn thấy móc xích để ngỏ như trong hình. Bị nhốt thoải mái như vậy mà không thoát ra được thì chỉ có thể là do nhân vật không giỏi ứng biến mà thôi. Lỗi hoàn toàn không phải biên kịch mà là tổ đạo cụ.
7. Mâu thuẫn khủng khiếp chỉ trong hai câu thoại
Khán giả bình luận cảnh phim này như sau: ‘Chắc họ là chị em đấy.’
8. Nhan sắc và thoại không ăn nhập với nhau
Lâm giáo đầu trông rất có phong thái, nhưng khổ nỗi nhan sắc thì không.
9. Hãy cẩn thận với điều ước của mình
Cảnh phim của Ngàn lẻ một đêm khiến khán giả hết hồn với những điều ước.
10. Những biểu cảm lạc lõng
Câu thoại vốn rất bình thường khi đặt vào cảnh phim lẫn biểu cảm của nhân vật khiến khán giả cực kỳ bối rối.