Nguồn gốc các chủng tộc giả tưởng trong phim ảnh và video game: Zombie

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 16/09/2016 0:00 AM

Ngày này, mọi người dường như đều hiểu những yếu tố cơ bản để làm nên một sinh vật zombie thông qua sự phổ biến của chúng trên phim ảnh, điển hình là series “The Walking Dead”.

Trong thế giới giả tưởng của các tác phẩm văn học, cổ tích, phimvideo game có tồn tại vô số những chủng tộc thần bí, được tạo nên từ trí tưởng tượng của con người để lôi cuốn khán giả. Ở loạt bài viết "Nguồn gốc các chủng tộc", chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về gốc gác, đặc điểm và sự phát triển của từng loài. Lần này, chúng ta sẽ đến với một giống loài rất được ưa thích trong các thể loại kinh dị là “Zombie”:

Ngày này, mọi người dường như đều hiểu những yếu tố cơ bản để làm nên một sinh vật zombie thông qua sự phổ biến của chúng trên phim ảnh, điển hình là series “The Walking Dead”. Về cơ bản ai cũng hiểu đại khái rằng zombie là một sinh vật không não hay không biết suy nghĩ, hành động theo bản năng, ăn thịt và phương thức hữu hiệu nhất để giết chúng là tổn thương phần não.

Mặc dù những miêu tả trên là phổ thông nhất, nhưng đó không phải là hình thức duy nhất người ta thêu dệt nên loài quái vật này trong văn hóa đại chúng, và đó càng không phải là phiên bản cổ nhất và gốc rễ nhất của zombie. Trong suốt nhiều năm qua, người ta đã sáng tạo ra vô số biến thể zombie, và điểm này chính là sức mạnh lớn nhất của chúng trong các tác phẩm kinh dị giả tưởng.

Điều khiến zombie thú vị và tách biệt hẳn so với mọi sinh vật kinh dị khác, chính là nguồn gốc xuất thân của trong thế giới thật của chúng ta. Đa số những loại quái vật gớm ghiếc xuất hiện trên phim ảnh, truyện tranh hay video game thường là phiên bản giả tưởng, cải biên ít nhiều từ truyền thuyết, truyện dân gian Châu Âu. Nhưng zombie lại hoàn toàn khác biệt, bởi ý tưởng về nó đến từ đất nước Haiti.

Trong khi zombie thường được miêu tả là một công năng của tín ngưỡng voodoo của người Haiti, nhưng thực tế là nó cũng không hề được nhắn tin một cách chính thống. Bởi thay vì được tạo ra hoặc triệu hồi bởi các thầy tu người Haiti (gọi là houngan và mambo), zombie lại được tạo ra bởi bokor, một dạng phù thủy sẵn sàng dùng tà thuật đen tối xấu xa. Các zombie Haiti có nguồn gốc từ những xác chết sống lại thông qua phép thuật của bokor, với mục đích tồn tại là phục vụ chủ nhân của nó.

Phát triển ra khỏi gốc văn hóa Haiti, khái niệm zombie này còn là sự dung hợp giữa tín ngưỡng bản địa và tục lệ tôn giáo được đưa ra nước ngoài bởi những người nô lệ Châu Phi. Nhưng điều thú vị hơn nguồn gốc ý tưởng này chính là những gì nó đại diện. Nếu ta để ý, hình tượng zombie – một nô bộc không biết nghĩ, không sống, không tự nguyên của các chủ nhân độc ác – chính là phép ẩn dụ cho chế độ nô lệ.

Thông qua các cuốn sách nổi tiếng, khái niệm về zombie đã trở nên phổ biến, mang tính quốc tế hơn với rất nhiều tác phẩm tiểu thuyết giả tưởng lấy zombie làm kẻ phục vụ, tay sai cho các thầy tu voodoo thần bí. Cho dù là một sinh vật thuần chất khu vực Caribbean, zombie đã được chào đón nồng nhiệt bởi người Châu Âu và văn hóa Mỹ, khi những yếu tố của nó hiển hiện trong các tác phẩm của Edgar Allan Poe, H.P. Lovecraft, và cả “Frankenstein” của Mary Shelley.

Tuy nhiên zombie đã không ít lần được sử dụng trong nhiều năm về trước, nhưng phải đến cuối những năm 1960’, chúng mới có thể bò lên top những dạng quái vật nổi tiếng nhất văn hóa đại chúng nhờ có bộ phim “Night of the Living Dead” năm 1968 của đạo diễn George Romero. Bộ phim kinh điển này đã mang hình tượng zombie lên một nấc thang mới, tạo ra ảnh hưởng cho tới tận ngày này. Điểm khiến”Night of the Living Dead” và cũng như tất cả bộ phim zombie của Romero trở nên hay như thế là bởi đạo diễn đã sử dụng những quái vật gớm ghiếc, thối rữa này để khám phá nhiều chủ đề xã hội nghiêm túc, nhạy cảm ví dụ hành xử loạt rừng, phân biệt chủng tộc hay chủ nghĩa tiêu dùng.

Từ George Romero, ý tưởng về zombie đã sang một trang mới, và liên tục biến thể để lôi cuốn chúng ta như zombie chạy nhanh trong “28 Days Later”, zombie hài hước trong “Shaun of the Dead”, cho tới zombie có tình cảm, trí nhớ trong “Warm Bodies”. Tất cả các bộ phim này đều sử dụng cách tiếp cận của Romero, lấy zombie làm con đường để mở ra những vấn đề rắc rối to tát hơn trong xã hội con người chứ không chỉ đơn thuần là tránh bị cắn hay lây nhiễm (tất nhiên đây cũng là một yếu tố quan trọng của thể loại).

Nhưng có lẽ những phép ẩn dụ kiểu đó chưa phải là tất cả để khiến khái niệm về zombie trở nên nổi bật như ngày nay. Có lẽ một trong yếu tố quan trọng khác chính là bản chất tự nhiên của loại quái vật này. Zombie, bất kể nhanh hay chậm, tạo ra bởi phép thuật hay khoa học, đói thịt hay não người, tất cả đều có một điểm chung: chúng đã chết. Có thể không “thực” chết, nhưng chúng có dáng vẻ và bốc mùi như một người chết thực thụ, và khái niệm cái chết là một nỗi sợ bao trùm lên tất cả mọi người sống. Dù nhanh hay chậm, cái chết là điều không thể tránh khỏi, và sẽ đáng sợ khi nó còn biết cử động tìm đến chúng ta.

Theo Geek

Tuyển tập showgirl xinh xắn, gợi cảm ngày đầu Tokyo Game Show 2016