Nguồn gốc các chủng tộc giả tưởng trong phim ảnh và video game: Vampire

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 09/10/2016 0:00 AM

Ngày nay, “Vampire” là một phần cực kỳ quan trọng của văn hóa đại chúng. Không những chúng là một giống loài bá đạo trong kinh dị và giả tưởng, mà có lẽ chúng còn là loài quái vật quyến rũ nhất nữa.

Trong thế giới giả tưởng của các tác phẩm văn học, cổ tích, phimvideo game có tồn tại vô số những chủng tộc thần bí, được tạo nên từ trí tưởng tượng của con người để lôi cuốn khán giả. Ở loạt bài viết "Nguồn gốc các chủng tộc,” chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về gốc gác, đặc điểm và sự phát triển của từng loài. Lần này, chúng ta sẽ đến với một giống loài vô cùng nổi tiếng và được ưa thích trong thể loại kinh dị, siêu nhiên đó chính là “Vampire”:

Ngày nay, “Vampire” là một phần cực kỳ quan trọng của văn hóa đại chúng. Không những chúng là một giống loài bá đạo trong kinh dị và giả tưởng, mà có lẽ chúng còn là loài quái vật quyến rũ nhất nữa. Mặc dù “Vampire” có xu hướng sexy khác thường ở thời điểm năm 2016, nhưng trên thực tế rằng giống loài vốn có nguồn gốc khá là kinh tởm ít ai ngờ tới.

Các sinh vật kiểu “Vampire”, quái vật hay xác sống hút máu của nạn nhân, dường như có sự hiện diện ở mọi nền văn hóa trên khắp thế giới. Đây là một trong những sinh vật phổ biến có ở mọi nơi, bất kể rằng cái tên “Vampire” là một từ ngữ có gốc văn hóa Slavic (khu vực Trung - Đông Âu). Vậy nên ở bài viết này, ta sẽ chỉ tập trung tới các “Vampire” Châu Âu, hay xuất hiện trên phim ảnh Hollywood và video game mà thôi.

Bản chất từ ngữ “Vampire” cũng không có một nguồn gốc xác định, không ai thực rõ rằng nó đến từ đâu, phát triển hay biến tấu từ thuật ngữ nào. Người ta chỉ biết chắc rằng: Thuật ngữ này, dù là sử dụng trong ngôn ngữ Slavic cổ điển, hay từ khi xuất hiện trong tiếng Anh ở thế kỷ 18, đều để chỉ một giống loài trong chuyện dân gian, kẻ bất tử hay xác chết sống lại chuyện đi hút máu người để duy trì tồn tại của bản thân.

Dựa theo gốc văn hóa mà bạn nghiên cứu và kể cả là theo tùy giai đoạn thời gian, phương thức để tạo ra một “Vampire” có sự biến hóa rất đa dạng. Chúng có thể trỗi dậy từ những thứ đơn giản như một chú chó nhảy qua một xác sống hoặc bởi sự chuyển đổi chống lại nhà thờ Thiên Chúa. Các lựa chọn để chiến đấu “Vampire” cũng có đủ loại từ những thứ tương tự tỏi và nước thánh cho tới các phương pháp khác thường mà ta ít thấy trên phim ảnh như bỏ lại hạt giống hay thóc lúa để xoay đuổi loài quái vật.

Nhưng có lẽ chiến thuật thú vị nhất để ngăn chặn một xác chết có thể trỗi dậy thành “Vampire” là: đặt một vật sắc nhọn, như lưỡi hái hay liềm vào trong quan tài của người chết, để “Vampire” sẽ bị chọc nổ và xì hơi khi cơ thể chuyển màu tím đen và bắt đầu phồng lên.

Nghe thật kỳ quái, nhưng điều đó lại hoàn toàn là thực! Trong khi “Vampire” ngày nay thường có dáng vẻ tái nhợt, yểu điệu và quyến rũ, các “Vampire” trong văn hóa Slavic nguyên gốc được cho là “tươi” hơn so với người thường và có làn da hồng hào. Niềm tin này dẫn tới phương pháp “đóng cọc” kinh điển, bởi những thợ sơn “Vampire” lí giải rằng cách tốt nhất để đánh bại loài quái vật phồng máu chính là chọc nổ và để chúng xì hơi đi.

Cho dù “Vampire” đã tồn tại trên dạng ý tưởng từ xa xưa trong quá khứ, là một phần lớn trong thần thoại và chuyện dân gian Slavic, nó chỉ thực sự bắt đầu phát triển lên tầm đại chúng từ thế 18 và 19 mà thôi. Trong giai đoạn này, nhiều tín ngưỡng dân gian đã bị gạt sang một bên và lãng quên, nhưng đối với “Vampire” thì hoàn toàn ngược lại, bởi một nỗ sợ hãi mơ hồ quét qua Đông Âu, rất nhiều trong số đó bị kết luận là “Vampire” tấn công và người ta liền đi đào xác chết khắp nơi để đóng cọc vào người cho an toàn.

Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến nỗi sợ mơ hồ trên là: một hiểu biết sai lầm về bản chất cái chết. Trong khi giai đoạn thế kỷ 18 và 19 này, các học giả đã có nhiều giả thuyết sáng tạo và không ngừng cải thiện khoa học kỹ thuật, thoát dần khởi sự mê tín nhưng họ vẫn chưa đủ trình độ để nắm rõ quy trình một xác chết phân hủy.

Về cơ bản, cơ thể con người sẽ phân hủy sau khi chết như sau: Khi cơ thể bắt đầu phân rã, khí ga sẽ tích tụ trong người, không chỉ tạo hiệu ứng sưng phồng, mà còn đẩy lượng máu tràn ra ngoài. Điều này sẽ khiến xác chết có vẻ đỏ thẫm, to hơn, phồng hơn và đương nhiên là cả một lượng máu xuất hiện quanh miệng xác chết nữa. Do đó, khi một đám dân làng đang trong trạng thái hoảng sợ tìm ra nghĩa địa và mở tung một chiếc quan tài ra, họ sẽ tìm thấy đúng thứ mà họ đang muốn tìm: Một sinh vật đen tối, sưng phồng với bằng chứng vừa đi săn mồi còn dính trên miệng.

Mọi thứ bắt đầu thay đổi khi con người ta không chỉ quan tâm đến mỗi xuất thân của loài quái vật này nữa, mà chuyển sang phân tích tâm lý, suy nghĩ của chúng. Nhà phân tích tâm lý Ernest Jones có ghi chép về “Vampire” trong năm 1931, và thừ nhận rằng mục đích chính của sinh vật này là nhu cầu sinh lý cơ bản, bằng chứng qua cả chuyện chúng thường sống dậy để quay về với chồng/vợ, cũng như hành động mang tính biểu tượng như hút máu và gây đau đớn.

Các khía cạnh sinh lý của loại quái vật sưng phòng, máu me này luôn hiện diện ở một mức độ nhất định trước đó, nhưng trong Thời kỳ Victoria, chúng bắt đầu lan truyền, khi các nhà thơ và nhà văn thường sử dụng từ “Vampire” trong những tác phẩm lãng mạn và Gothic. Mặc dù “Vampire” xuất hiện trong thơ trước, nhưng lần hiện thân đáng kể đầu tiên là trong văn học, cụ thể là cuốn “The Vampyre” năm 1819 của tác giả John Polidori, một mẩu chuyện ngắn về Lãnh chúa Ruthven, một “Vampire” dựa trên hình ảnh của một người thực là Lãnh chúa Byron.

Thay vì diện mạo ghê tởm như ở trên, Lãnh chúa Ruthven là một quý tộc có địa vị trong xã hội Anh Quốc và rất hào hoa đối với phụ nữ. Hình ảnh “Vampire” quyến rũ như Ruthven đã thành công đưa ra ý tưởng về một sinh vật chết chóc mà mê hoặc người khác, và ý tưởng này đã được thăng hoa bởi tác giả Bram Stoker trong tác phẩm kinh điển “Dracula”. Tuy nhiên, những gì chúng ta biết về “Vampire” ở giai đoạn này không chỉ có tác phẩm của mỗi Bram Stoker, mà còn có cả tuyệt tác điện ảnh “Nosferatu” của đạo diễn F.W. Murnau nữa.

Mặc dù là một nhân tố đóng góp lớn cho sự phát triển danh tiếng của “Vampire”, nhưng “Nosferatu” có coi là hiện thân cuối cùng phỏng theo đúng nguyên bản “Vampire” thời xưa, một kẻ ác đáng sợ và ghê tởm. Khi những bộ phim dựa theo tác phẩm của Bram Stoker ra đời, “Vampire” đã trở thành một sinh vật đẹp dẽ hơn hẳn, và chúng có bước tiến hóa từ kẻ ác tàn bạo thành một dạng phản diện đầy bi kịch và lãng mạn, dần dần cho tới anh hùng đau khổ mà ta thấy ngày nay.

Theo Geek

Lác mắt với chuỗi sản phẩm bóng "Poké Ball" độc nhất thế giới