Nguồn gốc các chủng tộc giả tưởng trong phim ảnh và video game: Rồng

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 25/09/2016 0:00 AM

Lần này, chúng ta sẽ đến với một giống loài rất được ưa thích trong các thể loại giả tưởng như “The Hobbit” hay “Game of Thrones” là “Rồng” và cụ thể ở đây ta đề cập chính tới "Rồng Châu Âu".

Trong thế giới giả tưởng của các tác phẩm văn học, cổ tích, phimvideo game có tồn tại vô số những chủng tộc thần bí, được tạo nên từ trí tưởng tượng của con người để lôi cuốn khán giả. Ở loạt bài viết "Nguồn gốc các chủng tộc,” chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về gốc gác, đặc điểm và sự phát triển của từng loài. Lần này, chúng ta sẽ đến với một giống loài rất được ưa thích trong các thể loại giả tưởng như “The Hobbit” hay “Game of Thrones” là “Rồng” và cụ thể ở đây ta đề cập chính tới "Rồng Châu Âu":

Nhờ có độ hot của show truyền hình “Game of Thrones” mà chúng ta đang được sống ở trong một giai đoạn có thể coi là thịnh vượng nhất của loài rồng trong lịch sử văn hóa đương đại. Bất kể trẻ hay người lớn, ai ai cũng mê những con rồng to lớn, biết bay và khè lửa dữ dội. Nhưng trong khi có thể bạn vô cùng quen thuộc với các “thú cưng” của Nhà Targaryen, con rồng già gian xảo Smaug trong “The Hobbit,” hoặc cả những loài rồng độc đáo trong bộ trò chơi “Dungeons & Dragons”…, không phải ai cũng nắm rõ được nguồn gốc xuất thân sâu xa của sinh vật này.

Khi bàn luận về loài rồng và vị trí của chúng trong văn hóa đương đại, văn học và truyền thuyết, điều đầu tiên bạn cần hiểu là có sự tồn tại của ít nhất hai truyền thống về rồng từ thời xa xưa. Cả trong quá khứ và nhất là những năm gần đây, chúng đã có tác động ảnh hưởng lớn lẫn nhau, đan xen và giao thoa nhiều ý tưởng về loài mãnh thú tồn tại theo trí tưởng tượng con người. Chúng cũng là ví dụ tiêu biểu cho sự tiến hóa song song, và trỗi dậy hoàn toàn độc lập với nhau. Mặc dù có thể được gọi bằng nhiều cái tên khác biệt tùy theo từng vùng miền và văn hóa của mỗi nước, nhưng ta có thể gọi chung theo cách đơn giản nhất là “Rồng Châu Âu” và “Rồng Châu Á”.

Về cơ bản, “Rồng Châu Âu” có hình dạng của một loài thằn lằn khổng lồ có cánh, có khả năng khè ra lửa hoặc băng giá, và thường gắn liền với hình ảnh canh giữ kho báu vàng bạc cực kỳ giá trị. Chúng không những có đủ bốn chân, mà còn có một đôi cánh tương tự cánh dơi khổng lồ hoàn chỉnh ở phía lưng. Vậy còn những loài quái vật thằn lằn to lớn với hai chân và đôi cánh thì sao? Chúng được gọi là “Wyvern” hay “Viverna” trong tiếng Ý, một sinh vật huyền thoại thường thấy trong loại hình nghệ thuật thiết kế hình ảnh trên áo giáp và khiên thời trung cổ Châu Âu. Tuy nhiên trong phim ảnh và nhiều tác phẩm văn học giả tưởng thời hiện đại, hình ảnh “Wyvern” cùng thường được dùng để miêu tả về “Rồng Châu Âu”.

Điều quan trọng nhất tách biệt “Rồng Châu Âu” khỏi người họ hàng Châu Á đó chính là chúng truyền thống có bản tính tà ác và hoang dại hơn. Trong khi nhiều sản phẩm giả tưởng gần đây về loài rồng thường miêu tả rằng các sinh vật này cũng có nhiều chủng tộc và bản tính khác nhau (ví dụ trong “Dungeons & Dragons” thì các con rồng màu sắc là ác, còn rồng kim loại là tốt), còn trở về thời cổ đại, “Rồng Châu Âu” nói chung toàn là mối hiểm họa khủng khiếp, cần phải bị tiêu diệt bởi một người hùng dũng cảm, theo đúng mô típ xung đột hiệp sĩ/rồng quen thuộc mà ta hay thấy trong cổ tích.

Nhưng chính nguồn gốc xa xôi của mối quan hệ mẫu thuẫn trên càng khiến “Rồng Châu Âu” trở nên thú vị đặc biệt. Bởi dù được gọi chung là “Rồng Châu Âu,” nhưng khái niệm về cuộc xung đột lẫn cách giải nghĩa này về rồng lại có xuất phát điểm ở vùng Cổ Đại gần phương Đông. Trong truyền thuyết của người Canaan, Hittite và Mesopotamia đều có nói đến một cuộc đấu tranh quan trọng giữa người anh hùng, đại diện cho sự trật tự, và một sinh vật giống rồng, đại diện cho sự hỗn loạn. Đây là một phần nền móng trong cách con người xây dựng nên truyền thuyết, và nó lan tỏa nhanh như lửa dại xuyên suốt khu vực Trung Đông, tới Châu Âu và cả Bắc Mỹ.

Sự kiện này được biết đến trong tiếng Đức với cái tên “Chaoskampf,” mang nghĩa “chống trọi lại với sự hỗn loạn,” có thể thấy qua cuộc chiến của Thần sấm Thor với Con Rắn Midgard, Zeus đấu lại Typhon, hình tượng thần Ai Cập có tên Apep đại diện cho sự hỗn loạn, và có lẽ rất nhiều lần khác trong truyền thống của người theo đạo Thiên Chúa. Trong khi rồng ngày nay hầu hết được miêu tả là thằn lằn khổng lồ, chúng vốn có tính chất giống với loài rắn nhiều hơn.

Và nếu như coi rồng là một dạng rắn thì ta sẽ thấy chúng dường như xuất hiện ở mọi nơi trong Kinh Thánh, là sinh vật đã dụ dỗ Adam và Eve ăn trái cấm, Đại Thiên Sứ Michael cũng từng chiến đấu với một con rồng, và Thánh George cũng có chiến tích giết rồng huyền thoại. Các câu chuyện này đều chịu ảnh hưởng và lấy nguồn cảm hứng từ gốc tích cổ điển hơn ở trên, và chính bản thân chúng lại trở thành nguồn cảm hứng cho vô số câu chuyện giả tưởng sau này về “Rồng Châu Âu” là mối họa, là nhân vật phản diện tàn ác.

Trái ngược với phép hiểu thông thường về “Rồng Châu Âu”, “Rồng Châu Á” thậm chí còn mang nhiều đặc điểm giống rắn hơn với mình dài và không hề có đôi cánh, nhưng nó được coi là một sinh vật siêu việt, thần thánh hơn hẳn. Chúng thường được lột tả là rất thông thái và có khả năng nói tiếng người, với một số truyền thuyết còn cho rằng chính rồng là loài đã dạy ngôn ngữ cho nhân loại. “Rồng Châu Á” có bắt nguồn từ những nền văn hóa Trung Quốc Cổ Đại, và cũng giống như hệ thống chữ viết lẫn văn hóa tín ngưỡng đạo Phật của nước này, đã dần dần lan truyền sang các nước Đông Á, đáng lưu ý nhất là ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Ở đây, rồng là biểu tượng cho sự may mắn, và gắn kết thân thiết với tầng lớp vua chúa, kèm theo rất nhiều truyền thuyết, giai thoại, những câu tục ngữ và cả cách diễn đạt ngắn liền với hình ảnh của nó.

Theo Geek

10 sự thực thú vị về phim hoạt hình Disney "The Princess and the Frog"